TCA - ỨNG VIÊN GIÚP LÀN DA VƯỢT DÒNG THỜI GIAN
- Người viết: LIMITED HYAESTIC VIET NAM COMPANY lúc
- Tin tức
TCA là gì?
TCA hay Trichloroacetic Acid là một loại acid hữu cơ, khả năng thay da sinh học được phát hiện bởi một bác sĩ da liễu người Đức P.G. Unna vào năm 1882. Ghi nhận này đã giúp TCA có những cải tiến và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực da liễu trong 40 năm sau đó [1].
TCA tồn tại tự nhiên dưới dạng tinh thể không màu và dễ dàng hòa tan với nước cất. TCA
ổn định trong điều kiện bình thường với điểm nóng chảy là 54°C. TCA không nhạy cảm với ánh sáng, tuy nhiên, bởi đặc tính acid mạnh, TCA có tính hút ẩm cao.
Gần đây hơn, đã có những báo cáo đầy hứa hẹn về việc sử dụng TCA có nồng độ cao hơn để điều trị sẹo mụn sâu hơn.
Tác dụng của TCA trong thẩm mỹ da liễu
Cụ thể về tác động, khả năng thay da sinh học của TCA đến từ tác động gây đông tụ và biến tính protein. Khi TCA tiếp xúc lên bề mặt da, sẽ giải phóng lượng ion H+ làm tổn thương có chủ đích các tế bào Keratinocytes và các protein tạo thành một lớp màng sương trắng trên bề mặt da (Hiện tượng frosting). Điều này sẽ trực tiếp kích thích hệ thống làm lành của làn da, hoạt hóa quá trình tái tạo cấu trúc biểu mô.
Lợi ích TCA mang lại cho làn da
Cải thiện rõ rệt các vấn đề da
Đạt hiệu quả cao trong các phối hợp điều trị
Điều trị và làm phẳng các loại sẹo
Phối hợp trong các liệu trình điều trị mụn
Tái tạo cấu trúc biểu mô dưới da làm đầy nếp nhăn, trẻ hóa làn da
Như chúng ta đã biết, TCA sẽ gây ra tình trạng đông tụ các tế bào sừng hay biến tính protein, biểu hiện bằng hiện tượng Frosting. Vì mức độ frosting gần như tương quan với độ sâu thâm nhập của TCA, dựa vào 03 phân loại mức độ frosting sau đây các chuyên gia sẽ xác định đâu là điểm endpoint kết thúc quá trình peel da [1]:
• Level 1: Xuất hiện ban đỏ kèm với các vùng da có frosting mỏng. Điều này cho thấy quá trình peel da này sẽ đi đến lớp biểu bì bề mặt và bong tróc nhẹ kéo dài từ 2–4 ngày.
• Level 2: Frosting trắng toàn mặt nhưng vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy lớp hồng ban đi kèm. Mức độ này cho thấy TCA thâm nhập toàn bộ lớp biểu bì đến lớp hạ bì nhú.
• Level 3: Frosting trắng dày phủ toàn bộ gương mặt và không có ban đỏ. Sự thâm nhập của TCA đã đi qua lớp hạ bì nhú.
Tuy nhiên, điều bắt buộc phải ghi nhớ là kết quả trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại/độ dày của da, giai đoạn chuẩn bị da và kỹ thuật thoa TCA.
Ứng dụng của TCA trong lĩnh vực da liễu
Dựa vào khả năng tái tạo và thay da, TCA được ứng dụng trên thị trường hiện nay chủ yếu qua hai phương thức sau:
Peel TCA: dựa vào khả năng thẩm thấu sâu và gây tổn thương có chủ đích mà TCA rất được ưa chuộng với các liệu pháp peel da. Với peel TCA, hoạt chất sẽ được tiếp xúc lên toàn bộ gương mặt trừ một số vùng nhạy cảm, điều này cho phép gây ra sự đông tụ và biến tính protein trên diện rộng - hiện tượng Frosting.
TCA CROSS: Chemical reconstruction of skin scars (CROSS) là một kỹ thuật xâm lấn khu trú, tái tạo sẹo da bằng hóa chất, cụ thể hoạt chất được sử dụng ở đây là TCA. TCA sẽ được sử dụng ở nồng độ cao hơn so với kỹ thuật peel, thường được dùng trong các liệu trình tái tạo sẹo rỗ. Lượng TCA phù hợp sẽ được đưa vào vị trí sẹo rỗ nhằm phá hủy nền sẹo, gây ra các phản ứng viêm cục bộ, kích thích hệ thống làm lành tăng sinh collagen làm đầy và cải thiện vùng da bị sẹo. Các ghi nhận chung cho thấy việc điều trị sẹo với TCA CROSS có thể cải thiện đến 70%, đặc biệt là các loại hình sẹo khó như sẹo đáy nhọn (ice-pick), và sẹo boxcar (đáy vuông).
Ưu nhược điểm [1]
Về ưu điểm thì hiệu quả TCA mang lại vượt xa những gì chúng ta mong đợi
TCA là một giải pháp không tốn kém, dễ chuẩn bị, ổn định và có thời hạn sử dụng lâu dài. TCA được ghi nhận không gây ra bất kỳ độc tính toàn thân nào.
Dựa vào đặc tính thấm sâu, tùy vào kỹ thuật và nồng độ, TCA được sử dụng ở nhiều level peel như peel nông, trung bình và sâu.
Loại bỏ các mô sẹo khu trú mà không ảnh hưởng đến các vùng da khác, kích thích tăng sinh collagen làm đầy và phục hồi sẹo rỗ.
Nhược điểm của TCA
Bởi tác động sâu của TCA nên khi thực hiện các liệu trình có thể sẽ khiến da dễ bắt nắng và gây sạm nám.
TCA ở nồng độ >40% khi sử dụng cần được chuyên gia thực hiện và giám sát trước rủi ro hình thành sẹo.
Các yếu tố xác định hiệu quả của TCA
Trước vô số các chế phẩm chứa TCA trên thị trường với nhiều nồng độ và phối hợp khác nhau, đâu là các tiêu chí giúp chúng ta lựa chọn các sản phẩm chứa TCA đạt được mục đích điều trị. Với một sản phẩm giúp TCA phát huy tốt hiệu quả trên da, đây là 03 yếu tố chúng ta cần cân nhắc khi lựa chọn TCA mạnh và tối ưu việc điều trị.
Nồng độ
Nồng độ là yếu tố đầu tiên mà chúng ta thường lựa chọn, tuy nhiên không phải nồng độ càng cao là TCA càng mạnh các bạn nhé. Với TCA, là một acid tương đối mạnh và có thể tự trung hòa, nếu là một sản phẩm không pha trộn và hoàn toàn tinh khiết thì TCA nếu sử dụng ở nồng độ quá cao sẽ có rủi ro gây ra sẹo trên vùng da điều trị. Do đó mà bên cạnh nồng độ, yếu tố thứ 2 mà chúng ta phải lưu ý là cực kỳ cần thiết chính là pH của sản phẩm.
pH
Như chúng ta biết, TCA hoạt động trên làn da nhờ vào sự phân li ion H+, và điều này sẽ là yếu tố quyết định độ mạnh yếu của sản phẩm TCA. Vì thế để TCA phân li ion H+ một cách tối ưu thì sản phẩm nên đạt được pH chuẩn.
Tinh khiết
Cuối cùng, chính là độ tinh khiết! Một số các chế phẩm sẽ chưa đạt được tinh khiết TCA nhất định mà thay vào đó là DCA (Dichloroacetic Acid), so với hoạt lực thì TCA mạnh hơn DCA với pKa là 0.66 trong khi DCA có pKa là 1.48
Lưu ý khi thực hiện các liệu pháp của TCA
Vì tính phá hủy tế bào của TCA mạnh nên sẽ khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài, dễ gây sạm nám. Do đó, sau điều trị TCA, bạn cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc da:
- Tuân thủ theo hướng dẫn từ chuyên gia da liễu .
- Tránh nắng kỹ, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng. Luôn dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF50 trở lên.
- Không tự ý cạy mài, hãy để mài bong tróc tự nhiên.
- Sử dụng các sản phẩm phục hồi dịu nhẹ với làn da như Kem phục hồi da hư tổn Hyaestic NMF Light-Weight Hydrating Cream
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tosti, A., Grimes, P. E., & De Padova, M. P. (Eds.). (2012). Color Atlas of Chemical Peels. doi:10.1007/978-3-642-20270-4