CẨM NANG VỀ HOẠT CHẤT CHỐNG LÃO HÓA HÀNG ĐẦU TỪ CHUYÊN GIA - RETINOIDS

CẨM NANG VỀ HOẠT CHẤT CHỐNG LÃO HÓA HÀNG ĐẦU TỪ CHUYÊN GIA - RETINOIDS

Đối với làn da, lão hóa chính là một “vết tích”của tác động bất lợi từ trong lẫn ngoài gây ra, hiện hữu trên chính làn da bởi các dấu hiệu như nếp nhăn, nám, tăng sắc tố, da kém đàn hồi,... Nếu chống lão hóa là hành trình xuyên suốt và lâu dài thì chắc chắn không thể vắng bóng sự đồng hành của cái tên Retinoids cụ thể hơn chính là “Retinol”. Sau đây, Hyaestic sẽ mang đến cho bạn một số thông tin về Retinoids và Retinol - “bậc thầy” của các hoạt chất chống lão hóa.

NHẬP MÔN RETINOIDS

Trước khi nói đến hiệu quả chống lão hóa, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu Retinoids là hoạt chất như thế nào?

Retinoids là một phân nhóm chứa các dẫn xuất của vitamin A bao gồm cả retinol, retinaldehyde, retinoic acid, retinyl esters,.. Vitamin A là một loại vitamin tan trong lipid mà cơ thể không tự tổng hợp được, chứa nhiều trong các loại thực phẩm, rau quả. Retinoids trong tự nhiên tồn tại dưới 3 dạng chính là:

  • Vitamin A gốc rượu (Retinol)

  • Vitamin A gốc acid (Tretinoin)

  • Vitamin A gốc aldehyde (Retinaldehyde)

Retinoids cho thấy khả năng liên kết, hoạt hóa các thụ thể Retinoic Acid kích hoạt sự tăng sinh và biệt hóa tế bào. Retinoids được đưa vào sử dụng tại chỗ trong hơn 2 thập kỷ qua, điều trị nhiều vấn đề da từ lão hóa, cải thiện sự săn chắc và đàn hồi của làn da.

Retinoids được bào chế ở dạng tại chỗ và uống, đa phần các Retinoids được sử dụng dưới dạng các sản phẩm bôi thoa tại chỗ.

Cấu trúc phân tử của Retinol

Về phần Retinol, cũng là một dẫn xuất của vitamin A thuộc phân nhóm Retinoids được tìm thấy sau Thế chiến thứ nhất, là hoạt chất được sử dụng nghiên cứu nhất thông qua các thử nghiệm lâm sàng [1].

Cấu trúc Retinol là một phân tử gồm 20 nguyên tử Cacbon bao gồm một vòng cyclohexenyl, với nhánh chứa 4 liên kết đôi và kết thúc bằng gốc rượu ở cuối nhánh. Chính vì thế mà Retinol còn được gọi là all-trans-retinol [1].

PHÂN LOẠI CÁC THẾ HỆ CỦA RETINOIDS

Retinoids là một tên gọi chung cho các dẫn xuất của vitamin A, dựa theo cấu trúc hóa học, cách dùng, đường dùng mà hiện nay có một vài cách phân loại sau: 

Phân loại theo cấu trúc hóa học

Các thế hệ Retinoids dựa theo cấu trúc [1]

Phân loại theo cấu trúc là phân nhóm cơ bản nhất để phân biệt các hoạt chất thuộc nhóm Retinoids, có sự phân bậc rõ về hiệu quả tác động:

Dựa vào sự tương đồng về khung cấu trúc, đây là chính 4 thế hệ của Retinoids tính đến hiện tại. 

Thế hệ đầu tiên gồm Retinol, Retinaldehyde, Tretinoin, Isotretinoin, và Alitretinoin, đều là các đồng phân của nhau (khác nhau cấu trúc không gian), là nhóm tập hợp các hoạt chất không có nhân thơm, có cấu trúc hóa học gần giống nhất với vitamin A, đứng hàng đầu về điều trị đa vấn đề da dưới nhiều dạng bào chế khác nhau.

Hiệu quả và tính ổn định giữa các hoạt chất thuộc thế hệ thứ nhất

Thế hệ thứ hai gồm Etretinate và Acitretin. Cả hai hoạt chất đều là retinoids nhân vòng thơm 

Etretinate là một dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị các vấn đề về da chủ yếu tác động trên quá trình sừng hóa. Etretinate có đặc tính ưa mỡ, do đó, một lượng hoạt chất sẽ di chuyển vào mô mỡ khiến cho thời gian bán hủy dài ra, có thể kéo dài lên đến 120 ngày chính điều này đã khiến cho Etretinate bị rút khỏi thị trường dược mỹ phẩm [2].

Trong khi, Acitretin là chất chuyển hóa chính của Etretinate sau khi mất gốc acid carboxylic. Sự thay đổi này làm cho Acitretin dễ hòa tan hơn, rút ngắn thời gian bán hủy còn khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, với các cá thể có yếu tố nguy cơ như béo phì, nghiện rượu thì khả năng cao Acitretin sẽ chuyển hóa lại thành Etretinate [3]. 

Thế hệ thứ ba gồm Adapalene và Tazarotene - là các retinoid với cấu trúc đa nhân (poly-aromatic) được hình thành từ quá trình đóng vòng bên nhánh polyenic, do đó không còn sự tương đồng về mặt cấu trúc của vitamin A. Tuy nhiên, cả Adapalene và Tazarotene đều giữ được một số tác dụng lên da của nhóm Retinoids.

Thế hệ thứ tư - Seletinoid G và Trifarotene

Trifarotene được biết đến như là một retinoids dùng ngoài thuộc thế hệ thứ tư có tính chọn lọc đối với thụ thể RAR tại lớp biểu bì. Hiện nay, Trifarotene đã được chỉ định cho các tình trạng mụn trứng cá [2].

Seletinoid G thế hệ thứ tư đại diện cho khả năng cải thiện các vấn đề lão hóa. Tương tự như các retinoid tổng hợp khác, Seletinoid G cho thấy tính chọn lọc đối với thụ thể RAR- γ [3].

Có thể thấy, Retinol và các dẫn xuất Retinoid trung gian thường sẽ được chuyển hóa thành dạng hoạt động trước rồi mới đi vào hoạt hóa các quá trình sau. Điều này sẽ giúp Retinol và các dẫn xuất 

Phân loại theo đơn

Phân loại theo thế hệ là cách phân loại cơ bản về cấu trúc hóa học, bên cách đó còn có cách phân loại theo kê đơn và không kê đơn.

  • Kê đơn - Prescription

Phần lớn các hoạt chất trong nhóm Retinoids sẽ nằm trong phân nhóm kê đơn như Tretinoin, Tazarotene, Isotretinoin,.... Là nhóm các hoạt chất có tác động mạnh, rút ngắn thời gian của phác đồ điều trị và cần được kiểm soát các lưu ý, tác dụng không mong muốn xuyên suốt quá trình sử dụng.

  • Không kê đơn - OTC (Over-the-counter)

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có các dẫn xuất khác được FDA cấp phép có sử dụng không kê đơn (OTC) như Retinol, Retinaldehyde, Retinyl palmitate. Riêng Adapalene hiện nay tuy đã được FDA phê duyệt là hoạt chất không kê đơn nhưng tại các quốc gia khác Adapalene vẫn được xem là một hoạt chất kê đơn.

CƠ CHẾ - TÁC ĐỘNG

Các Retinoids tác động lên nhiều quá trình khác nhau của tế bào, điển hình như sự tăng trưởng và biệt hóa tế bào. Thông thường, Retinoids sau khi tiếp xúc với làn da, nhờ vào đặc tính ưu lipid nên sẽ dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào, các phospholipid khác. Khi đã thông nhập thành công vào bên trong tế bào, các Retinoids sẽ được chuyển hóa thành dạng hoạt động sau đó liên kết với các thụ thể hạt nhân khác nhau.

Tác động của Retinoids thể hiện qua chuỗi tương tác giữa hoạt chất với các thụ thể acid nucleic và tế bào. Sau khi đã dung hợp với dịch cơ thể, các Retinoids sẽ được Albumin tiếp tục vận chuyển. Với Retinol, Transthyretin – (prealbumin) là một protein liên kết với Retinol (RBP Retinol-Binding Protein) đóng vai vận chuyển Retinol trong huyết thanh [4]. 

Và tại môi trường nội bào 

  • Chất mang nội bào có ái lực với Retinol là protein liên kết với Retinol tế bào (CRBP - Cellular Retinol-Binding Protein) sẽ vận chuyển Retinol đến nhân tế bào dưới 2 dạng đồng phân CRBPI và II [4].

  • Trong khi Cellular Retinoic Acid Binding Protein (CRABP) sẽ có ái lực với Retinoic Acid, CRABP cũng sẽ hoạt động bằng hai dạng đồng phân CRABPI và II [4].

Khi được vận chuyển đến nhân, Retinoids sẽ phát huy tác dụng dược lý khi gắn kết với các thụ thể trong nhân. Các thụ thể hạt nhân Retinoids có hai phân nhóm sau:

  • Nhóm thụ thể Retinoic Acid (RAR - RA receptors) với 3 đồng phân (α, β và γ) phối tử kết hợp là Retinoic Acid (RA) [4][5].

  • Nhóm thụ thể Retinoid X (RXR - Retinoid X Receptors) với 3 đồng phân (α, β và γ) phối tử kết hợp là 9-cis-Retinoic Acid [4][5].

Cả hai phân nhóm đều được mã hóa bởi các gen riêng biệt. Một thụ thể RAR luôn được liên kết với một RXR, trong khi một RXR có tồn tại dưới dạng homodimer với một RXR hoặc dưới dạng heterodimer với một thụ thể khác [5].

Yếu tố phản ứng Retinoic Acid - (RARE - Retinoic Acid Response Elements) là các gen được quy định bởi Retinoid, là trình tự DNA liên kết với dị vòng RAR-RXR. Khi liên kết với một phối tử, dị vòng RAR-RXR sẽ hoạt động như một yếu tố phiên mã, dẫn đến sự biểu hiện của một số protein liên quan đến quá trình tăng trưởng và điều hòa.

Ngoài ra, phức hợp thụ thể Retinoid cũng hoạt động một cách gián tiếp bằng các ức chế hoạt động của yếu tố phiên mã khác, cụ thể là yếu tố Activating protein-1 (AP-1).

Điều này thể hiện qua các ứng dụng lâm sàng của Retinoids trong da liễu, tác động lên các phản ứng viêm, con đường biệt hóa tế bào, quá trình apoptosis và cả hoạt động của tuyến bã nhờn [5]. 

Chuyển hóa của Retinol sau khi thoa

Quá trình oxy hóa 02 bước xảy ra trong các tế bào cơ quan đích khi có sự hiện diện của Retinol, Retinol sẽ được chuyển thành dạng hoạt động - Retinoic Acid. Sau khi vào tế bào, Retinol Dehydrogenase (RDH) hoặc Alcohol Dehydrogenase (ADH) sẽ xúc tác quá trình oxy hóa Retinol thành Retinal. Đây là phản ứng thuận nghịch, do đó khi có sự xuất hiện của cùng một loại enzyme phản ứng này sẽ có thể đảo ngược. Cuối cùng, Retinol bị oxy hóa thành Retinoic Acid dưới sự xúc tác của Retinaldehyde dehydrogenase (RALDH) hoặc các enzyme thuộc họ cytochrom P450, khác với phản ứng chuyển hóa thành Retinol, thì đây là một phản ứng không thuận nghịch. Sản phẩm hình thành là một phối tử tự nhiên của các thụ thể hạt nhân, ước lượng sinh khả dụng của Retinoid tại cơ quan đích. Quá trình oxy hóa tiếp tục Retinoid Acid bởi enzyme CYP26 sẽ chuyển hóa thành một chất không có hoạt tính sinh học [4].

Tóm lại, vitamin A và các dẫn xuất khác thúc đẩy sản xuất protein biểu bì và đẩy nhanh quá trình sừng hóa, hình thành lớp sừng phát triển hơn. Ngoài ra, Retinoids làm giảm hoạt động của các enzyme tham gia vào quá trình hình thành lipid, cản trở sự biệt hóa và phân bào của tế bào tuyến bã nhờn. Đồng thời, còn có báo cáo ghi nhận khả năng làm giảm sự hình thành sắc tố, điều chỉnh sự phân bố của các tế bào hắc sắc tố tại lớp biểu bì, làm đồng bộ sắc tố với các vùng da không đều màu.

Đặc biệt là Retinol, là một trong những hoạt chất chống lão hóa hiệu quả nhất. Tương tự như các Retinoids khác, Retinol hòa tan trong lớp màng lipid của tế bào sừng, liên kết với thụ thể tương thích, từ đó điều tiết các yếu tố phiên mã và tăng trưởng.

Điều này cho thấy Retinol phần nào đảm nhiệm vai trò làm tăng sinh lớp biểu bì, tăng cường chức năng bảo vệ của lớp thượng bì, đồng thời, làm giảm tình trạng mất nước qua biểu bì (TEWL).

Hơn nữa, Retinol còn chống lại quá trình lão hóa bằng cách ngăn chặn sự thoái hóa collagen thông qua việc ức chế hoạt động của metalloproteinase (MMPs - Matrix Metalloproteinases, TIMPs - Tissue Inhibitors of Metalloproteinases), kích thích nguyên bào sợi tổng hợp các sợi collagen, cải thiện độ đàn hồi và tăng cường sự hình thành mạch trong lớp nhú trung bì.

Với khung ECM trong da, sự biểu hiện protein ECM được hoạt hóa bởi Retinol và kích thích hoạt động của nguyên bào sợi thông qua con đường TGF-β/CTGF (CTGF - Connective Tissue Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng mô liên kết) [4]. 

LỰA CHỌN RETINOL

Như chúng ta thấy, Retinol là “ứng cử viên” sáng da trong việc sử dụng đại trà nhưng vẫn đảm bảo được các phản ứng đối với làn da có thể kiểm soát. Để thuận tiện cho việc lựa chọn đúng Retinol phù hợp cho làn da của từng cá thể, Hyaestic sẽ giúp bạn liệt kê 2 tiêu chí mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn Retinol.

Xác định giai đoạn sử dụng

Tương tự như các phác đồ điều trị khác khi xác định rõ ràng mục tiêu điều trị và giai đoạn điều trị thì việc sử dụng Retinol sẽ giúp chúng ta dự đoán được đích tác động và hiệu quả. Có 02 giai đoạn mà chúng ta phải quan tâm:

  • Giai đoạn tấn công/điều trị (Treatment initiation): Tại giai đoạn này, Retinol sẽ được kết hợp với các hoạt chất khác hình thành một phác đồ mạnh để tăng cường hiệu quả trị liệu. Việc lựa chọn nồng độ sẽ tùy vào khả năng đáp ứng của làn da bạn chọn đúng nồng độ phù hợp nhé.

  • Giai đoạn duy trì (Maintaining abstinence): Khi đã đạt được đích trị liệu thì để duy trì kết quả có được, Retinol sẽ được tăng cường kết hợp với sản phẩm phục hồi duy trì hiệu ứng sau điều trị. Giai đoạn này tần suất sử dụng có thể sẽ giảm và giãn cách khi sử dụng với các hoạt chất treatment khác.

Kiểm tra đáp ứng

Kiểm tra đáp ứng không phải là một yêu cầu bắt buộc hay đôi khi có vẻ khá dư thừa. Tuy nhiên, việc theo dõi đáp ứng của làn da sẽ hạn chế được nguy cơ kích ứng tùy theo mức độ, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm. Hyaestic sẽ note một quy trình cụ thể như sau:

  • Bôi một lượng nhỏ sản phẩm chứa Retinol lên vùng da nhỏ như vùng da hàm/cổ. Quan sát ít nhất trong 24h hoặc từ 1-3 ngày để đánh giá phản ứng của da. Nếu vùng da không có phản ứng quá mức hay bình thường, bạn có thể sử dụng sản phẩm trên vùng da lớn.

  • Tuy nhiên, với trường hợp nếu làn da có các phản ứng như kích ứng, châm chích, ngứa, đỏ, nóng rát thì bạn cần nên ngưng thoa sản phẩm và rửa lại vùng ra với nước muối sinh lý.

  • Khi quan sát da đã ổn định hơn, thực hiện lại quy trình đánh giá đáp ứng, nếu làn da bình thường, bạn có thể sử dụng Retinol. Nhưng nếu tình trạng kích ứng kéo dài, bạn có thể thay đổi chế phẩm Retinol hoặc cân nhắc tham vấn ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu để có phương án xử lý phù hợp nhé.

CÁCH DÙNG

Sử dụng Retinol vào thời điểm nào là thích hợp?

Retinol là một hoạt chất có đặc tính sẽ khiến cho làn da trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng do quá trình sừng hóa (cell turnover) sẽ có khả năng bạt sừng, đưa lớp bóng lên trên bề mdo đó Retinol nên được sử dụng vào buổi tối là thích hợp nhất.

Tần suất như thế nào?

Như bạn đã biết về khả năng tăng cường quá trình cell turnout của Retinol, điều này cũng sẽ quyết định tần suất sử dụng Retinol. Thông thường, một quá trình cell turnover sẽ diễn ra trong những 28 ngày, chính vì thế, mà tần suất sử dụng Retinol chỉ nên dao động trong khoảng từ 1-2 lần.

Bởi vì, nếu sử dụng với tần suất dày đặc sẽ khiến cho các quá trình cell turnover chồng chất lên nhau, điều này sẽ vô tình khiến cho lớp sừng trên bề mặt ngày càng tích tụ, trực tiếp là nguy cơ gây mụn.

Cách sử dụng lên da

Về cách apply thì hiện nay chúng ta có 02 cách sử dụng phổ biến chính là bôi trần và bôi lót.

  • Bôi trần: ở đây chính là Retinol sẽ bước kết thúc routine skincare không sử dụng thêm bước dưỡng ẩm. Đây là phương thức hơi “chủ quan” và mang tính cá thể, bởi không phải làn da nào cũng sẽ có thể thực hiện cách bôi này và phụ thuộc khá nhiều vào khả năng chịu đựng của làn da.

  • Bôi lót: là một cách lựa chọn an toàn, bởi cơ bản Retinol là nguy cơ khiến cho làn da trở nên khô hơn. Việc sử dụng lót thêm kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da trở nên dịu hơn trước tác dụng của Retinol. Điều này không có nghĩa là Retinol sẽ không tác dụng tốt như bôi trần bạn nhé. 

Nhân tiện, Hyaestic muốn bạn biết rằng không có một tiêu chuẩn hay routine cụ thể cho mọi làn da, ở đây, chỉ có cách bạn thấu hiểu và lựa chọn nào là phù hợp với tình trạng da của bạn.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG 

Ngoài những điều trên, còn một số thận trọng cho đối tượng đặc biệt mà bạn cần phải nắm chính là phụ nữ có thai và cho con bú.

Nhóm Retinoids nói chung sử dụng đường uống là đã được ghi nhận về các độc tính trên thai nhi gây ra dị tật bẩm sinh. Vì thế, các đối tượng đặc biệt cần tránh xa các Retinoids đường uống.

Tương ứng với điều đó, Retinoids tại chỗ cũng không nên sử dụng trong suốt quá trình thai kỳ và con bú. Dù các nghiên cứu bôi tại chỗ ít được hấp thụ vào máu tuy nhiên vẫn có các ghi nhận dị tật khi sử dụng Retinoids tại chỗ trong quá trình mang thai. 

Đối với mẹ bầu và cho con bú, tốt nhất nên tham vấn ý kiến chuyên gia hay bác sĩ da liễu để biết chính xác thời điểm mà bạn phải ngưng và tái dùng sau sinh.

GỢI Ý SẢN PHẨM

Nắm bắt được sự lo lắng khi sử dụng Retinol nhưng ngại nguy cơ kích ứng, sau nhiều nắm nghiên cứu Hyaestic đã phát triển một công thức bọc nang theo công nghệ Encapsulated Retinol để giảm thiểu tối đa tình trạng khô da, kích ứng. Công thức phân tử cho phép Retinol phóng thích hoạt chất từ từ, giúp làn da có thể đáp ứng dần tác động của Retinol.

Hyaestic 0,5% Pure Retinol Hyaestic 1% Pure Retinol 

Hyaestic mời bạn tham khảo 02 lợi ích chính của việc bọc nang cho Retinol

1️⃣ Tăng độ ổn định 

Như chúng ta đã biết, Retinol là một chất chống oxy hóa và khi được sản xuất ở dạng thuần khiết thì dưới các tác nhân oxy hóa từ môi trường sẽ khó duy trì được tính ổn định, có nguy cơ thay đổi về cả tính chất vật lý và hóa học của hoạt chất. Bọc phân tử chính là giải pháp cho tình trạng này. 

Quá trình bao bọc lại phân tử sẽ bảo vệ phân tử Retinol đến thời điểm tiếp xúc với làn da vẫn giữ được đặc tính cũng như tác dụng sinh lý của hoạt chất, bảo vệ Retinol khỏi các tác động từ ánh sáng và tác nhân oxy hóa.

2️⃣ Hạn chế nguy cơ kích ứng

Ngoài ra, Retinol được sử dụng công nghệ bọc phân tử khi tiếp xúc với làn da sẽ dung hợp với lớp màng lipid của làn da và phóng thích chậm Retinol. Quá trình này sẽ giúp làn da có thể đáp ứng từ từ, thâm nhập sâu vào tổ chức da và phóng thích hoạt chất chậm hạn chế tối đa nguy cơ gây ra kích ứng khi sử dụng Retinol.

TẢI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mukherjee S, Date A, Patravale V, Korting HC, Roeder A, Weindl G. Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety. Clin Interv Aging. 2006;1(4):327-348. doi:10.2147/ciia.2006.1.4.327

[2] Motamedi M, Chehade A, Sanghera R, Grewal P. A Clinician's Guide to Topical Retinoids. J Cutan Med Surg. 2022;26(1):71-78. doi:10.1177/12034754211035091

[3] Azulay, D. R., & Vendramini, D. L. (2016). Retinoids. Daily Routine in Cosmetic Dermatology, 1–16. doi:10.1007/978-3-319-20250-1_15-1 

[4] Zasada M, Budzisz E. Retinoids: active molecules influencing skin structure formation in cosmetic and dermatological treatments. Postepy Dermatol Alergol. 2019;36(4):392-397. doi:10.5114/ada.2019.87443

[5] Wolverton SE, Wu JJ, eds. Comprehensive Dermatologic Drug Therapy. Fourth edition. Elsevier; 2021.

← Bài trước Bài sau →