ELASTIN - ĐIỂM MẤU CHỐT ĐỐI VỚI LÀN DA KÉM SĂN CHẮC

ELASTIN - ĐIỂM MẤU CHỐT ĐỐI VỚI LÀN DA KÉM SĂN CHẮC

Lão hóa là một tình trạng da phổ biến bị chi phối bởi cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Cụ thể, chính các tác nhân này sẽ tác động đến tổ chức da ở mức độ phân tử, làm suy yếu khung cấu trúc da như elastin, collagen,... Bài viết kỳ này, Hyaestic sẽ đề cập chuyên sâu đến vai trò elastin trong cấu trúc da, các vấn đề của elastin xoay quang tình trạng lão hóa da và các hoạt chất làm tăng lượng elastin trong da.

ELASTIN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA ELASTIN

Elastin là thành phần chính của sợi đàn hồi, là một protein ma trận ngoại bào quan trọng (ECM) đảm nhiệm tính co giãn của làn da, duy trì độ săn chắc cho làn da [3]. 

Elastin của con người được tiết ra chủ yếu từ nguyên bào sợi và tế bào cơ trơn dưới dạng tropoelastin, một monome kỵ nước cao, ~60 kDa không được glycosyl hóa. Trình tự chính của tropoelastin được hình thành bằng sự sắp xếp của hai loại miền xen kẽ chính, miền kỵ nước và miền giàu lysine ưa nước [2].

Elastin kết hợp với các vi sợi để tạo thành các sợi đàn hồi với đặc tính đàn hồi, phản xạ với lực tác động [1].

Các sợi đàn hồi phân bố tại lớp hạ bì của da và chiếm khoảng 2-4% trọng lượng các thành phần không phải chất béo tại lớp hạ bì của tổ chức da người trưởng thành. Các sợi đàn hồi đan xen nhau hình thành một mạng lưới liên kết chặt chẽ với nhau từ đó thông qua quá trình elastogenesis (quá trình hình thành tính đàn hồi) tạo nên đặc tính đàn hồi cho làn da.

Elastogenesis hay sự tập hợp sợi elastin là quá trình gồm nhiều giai đoạn hình thành bắt đầu từ giai đoạn giữa thai kỳ, kéo dài đến quá trình phát triển sau sinh và trải qua quá trình luân chuyển rất chậm trong các mô trưởng thành [3].

Sơ đồ tổng hợp và lắng đọng sợi đàn hồi [3]

Tropoelastin trải qua quá trình dịch mã thông qua gen ELN tại lưới nội chất bằng cách phân cách peptide tín hiệu đầu N. Hậu dịch mã, protein liên kết với -galactosidase (EBP) gắn vào các monome tropoelastin tạo thành một phức hợp và dẫn các phức hợp đến màng sinh chất.

Sau khi phức hợp tropoelastin-EBP được tiết lên bề mặt tế bào, EBP tách khỏi tropoelastin sau khi đi qua màng sinh chất và quay lại tế bào chất, tropoelastin tiến hành đông tụ.

Các tập hợp tropoelastin bị oxy hóa bởi các enzyme lysyl oxidase (LOX) chuyển chuỗi lysine thành allysine. Các tập hợp tropoelastin liên kết phát triển trên bề mặt tế bào tách khỏi ECM và lắng đọng trên các khung microfibril (fibrillins-1,2) làm tăng hiệu quả của quá trình đông tụ. 

Fibrillin là thành phần cấu tạo nên các vi sợi chính, trên đó các monome tropoelastin lắng đọng và liên kết với nhau, cho đến khi các sợi elastin tập hợp hình thành sợi đàn hồi trưởng thành [3].

Tốc độ luân chuyển elastin rất thấp khiến chúng dễ bị phân giải protein bởi các enzyme họ proteinase hoạt động ngoại bào, cũng như các quá trình oxy hóa qua trung gian, các loại oxy phản ứng (ROS), hình thành các sản phẩm cuối glycation nâng cao (liên kết ngang qua trung gian glucose), tích lũy canxi, liên kết lipid và các sản phẩm peroxid hóa lipid, carbamyl hóa, biến đổi phụ thuộc thời gian của dư lượng aspartic acid [2].

Trong cấu trúc Elastin, Tropoelastin là khung xây dựng chính của sợi đàn hồi, xuất hiện nhiều trong giai đoạn đầu phát triển, và giảm dần khi trưởng thành.

Dưới tác động của quá trình lão hóa sinh lý, Elastin sẽ bị suy thoái dẫn đến tình trạng thiếu hụt Elastin và biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất chính là kết cấu da kém săn chắc trở nên chảy xệ.

HẬU QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THIẾU HỤT ELASTIN

Việc thiếu hụt elastin có thể dễ dàng nhận thấy ở làn da lão hóa, ngoài các dấu hiệu nhận biết từ bên ngoài thì lão hóa còn hình thành ngay từ chính bên trong cấu trúc da khiến da dần mất đàn hồi, nhăn nheo và chảy xệ.

Ở làn da, khi bước sang độ tuổi 25 quá trình lão hóa thường sẽ làm gián đoạn các quá trình elastogenesis dẫn đến tình trạng giảm tính đàn hồi, phục hồi của da, làm mất cân bằng nội môi và tổn thương cấu trúc. Thậm chí quá trình lão hóa cũng sẽ tác động đến các thành phần khác của khung ECM như collagen, hyaluronic acid, glycosaminoglycans, integrins và laminin.

Trên thực tế, ở da, người ta nghiên cứu thời gian bán hủy tổng thể của elastin có thể tương đương với tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, dưới những tác động từ môi trường có tính lặp lại trong suốt thời gian dài sẽ rút ngắn tuổi thọ của các sợi đàn hồi.

Elastin dễ dàng bị phân hủy một enzyme phân giải gọi là elastase, khi làn da bị tiếp xúc với tia bức xạ từ ánh mặt trời, các gốc ROS hay các bệnh lý về da cũng sẽ làm tổn thương sợi elastin. Sự tổn thương đến sợi elastin được hình thành từ 2 cách chính:

  • Sự hình thành các sợi elastin có xu hướng ngắn và phân mảnh

  • Gây ra những tổn thương tích tụ ở protein thông qua sự biến đổi lượng acid aspartic 

Đối mặc với sự mất đàn hồi do ánh sáng mặt trời (Solar elastosis) dưới sự tiếp xúc lâu dài sẽ phá vỡ cấu trúc elastin, dẫn đến sự mất đàn hồi của làn da

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LÀM TĂNG ELASTIN CHO LÀN DA?

Xem xét lại việc sản xuất elastin đã dừng lại khi bước sang độ tuổi trưởng thành và rõ ràng chúng ta có thể thấy quá trình tổng hợp tropoelastin sẽ không diễn ra trừ khi có sự xuất hiện của vết thương. 

Dựa theo nguyên lý này mà các biện pháp trẻ hóa, kích thích lại sự tăng sinh elastin được ứng dụng như bổ sung peptide, peel da, hay các biện pháp xâm lấn khác.

Các nghiên cứu cho thấy các tổn thương có kiểm soát kích thích sự biểu hiện nhanh chóng của Tropoelastin, trong quá trình lành thương elastin không chỉ tái thiết lập độ đàn hồi cơ học của làn da mà còn tác động lên các tế bào làm giảm dần sự co lại của vết thương và cải thiện quá trình tái tạo tại lớp hạ bì. 

Chính vì thế, hiện nay các phương pháp thúc đẩy sự tăng sinh elastin thường sẽ gây ra những tác động nhỏ đến làn da, tái tạo bề mặt da và kích hoạt quá trình luân chuyển ma trận ngoại bào thông qua quá trình sửa chữa vết thương có kiểm soát. 

Bên cạnh các biện pháp xâm lấn, các hoạt chất bôi sau cũng góp phần thúc đẩy quá trình tăng sinh elastin như Retinoid, Peptide, vitamin C,...

Một số gợi ý từ Hyaestic

1. Hyaestic 0,5 - 1% Pure Retinol

TInh chất Retinol nguyên chất hoạt động có kiểm soát dưới dạng nang bọc, giúp hoạt chất được phòng thích từ từ phù hợp với sự dung nạp của làn da ngăn nguy cơ kích ứng. Làm mờ các nếp nhăn tại vùng da lão hóa, kích hoạt quá trình tăng sinh mô liên kết giúp da đàn hồi, săn chắc.

2. Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream

Dưỡng chất chuyên sâu cao cấp giúp tăng cường quá trình tái tạo hàng rào bảo vệ của làn da từ các peptide - yếu tố tăng trưởng như EGF, bFGF, IGF-1, TGF-beta-1,....là các yếu tố tín hiệu hoạt hóa quá trình tăng sản sinh khung cấu trúc như collagen, elastin và nguyên bào sợi từ đó cải thiện kết cấu, trẻ hóa làn da. Đồng thời, là các yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình làm lành của tổ chức da, là sản phẩm hậu xâm lấn, cung cấp các yếu tố tăng trưởng và bảo vệ của làn da.

3. Hyaestic Pigment Enhancing Serum 4% Arbutin & 10% Vitamin C

Tinh chất đặc trị hỗ trợ điều trị nám chuyên sâu với sự kết hợp của 4% Arbutin và 10% vitamin C tươi, dẫn xuất LAA tinh khiết là dẫn xuất chống oxy hóa mạnh nhất của vitamin C cải thiện các vùng không đều màu, ngăn ngừa sự hình thành hắc sắc tố trên bề mặt da.

4. Professional - Hyaestic Medium-Depth Solution Peel TCA 15%

Dòng điều trị chuyên nghiệp vấn đề lão hóa nghiêm trọng của làn da với 15% nồng độ TCA nguyên chất được điều chế ở pH chuẩn, giúp TCA đạt đúng ngưỡng điều trị, kích thích mạnh mẽ khả năng tái tạo làn da. Tăng cường sự sản sinh elastin, collagen tại vùng trung bì. Cải thiện rõ rệt tình trạng kém đàn hồi của làn da, làm mờ các dấu hiệu lão hóa tổng thể trên gương mặt.

Cuối cùng, Hyaestic xin tổng kết cho bạn, sự suy giảm elastin của da chủ yếu hứng chịu từ những tác động từ môi trường do đó để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt elastin của làn da hiệu quả nhất chính là trang bị đủ các sản phẩm tương ứng với 3 yếu tố bảo vệ - ngăn ngừa - tái tạo. 

Tham khảo thêm các sản phẩm khác: TẠI ĐÂY 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Baumann, L., Bernstein, E. F., Weiss, A. S., Bates, D., Humphrey, S., Silberberg, M., & Daniels, R. (2021). Clinical Relevance of Elastin in the Structure and Function of Skin. Aesthetic surgery journal. Open forum, 3(3), ojab019. https://doi.org/10.1093/asjof/ojab019

[2] Trębacz, H.; Barzycka, A. Mechanical Properties and Functions of Elastin: An Overview. Biomolecules 2023, 13, 574. https://doi.org/10.3390/biom13030574

[3] O’Neill Moore, S., Grubb, T. J., & Kothapalli, C. R. (2020). Insights into the biophysical forces between proteins involved in elastic fiber assembly. Journal of Materials Chemistry B, 8(40), 9239–9250. doi:10.1039/d0tb01591a 

← Bài trước Bài sau →