“SO TÀI” HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NÁM GIỮA AZELAIC ACID VÀ HYDROQUINONE

“SO TÀI” HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NÁM GIỮA AZELAIC ACID VÀ HYDROQUINONE

Các dấu hiệu lão hóa luôn là vấn đề nan giải của các chuyên gia da liễu, đặc biệt là các tình trạng tăng sắc tố. Trong đó, nám da là một tình trạng rối loạn tăng sinh hắc sắc tố cũng là vấn đề khiến cho các chuyên gia da liễu phải đau đầu. 

Hiện nay, các phương pháp điều trị, cái thiện nám da thường sẽ phối hợp cả bôi tại chỗ và xâm lấn ức chế sự hình thành hắc sắc tố tại các lớp tổ chức của da. Với bài viết kỳ này, Hyaestic sẽ tập trung khai thác và so sánh hiệu quả điều trị nám da của hoạt chất “tiêu chuẩn vàng” và “tiềm năng mới nhú”.

Khái quát về nám da

Trước hết, Hyaestic sẽ bao quát sơ qua các vấn đề về nám da, các bạn cùng theo dõi nhé.

Nám là gì?

Nám da hay Melasma là một tình trạng tăng sắc tố mắc phải, có tính tái phát và mãn tính. Và từ “melas” trong Melasma có nguồn gốc từ Hy Lạp, ám chỉ sự tối màu. Các vùng da tối màu xuất hiện do sự hoạt động quá mức của melanocytes, tăng sinh lượng lớn melanin và màu sắc của các vùng da này có xu hướng thay đổi theo thời gian.

Nám da thường xuất hiện ở cả hai giới, tuy nhiên phần lớn sẽ dễ dàng tìm thấy ở phụ nữ hơn. Bởi lẽ sự hình thành nám ngoài bị chi phối từ việc tiếp xúc lâu dài dưới ánh nắng mặt trời, thuốc,..., phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết chính vì thế mà phụ nữ sẽ chiếm phần lớn đối tượng mắc nám da.

Chúng ta có thể dễ dàng hình dung ở phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cùng với tác động từ môi trường mà phụ nữ mang thai thường chiếm tỷ lệ mắc nám da cao, hay còn được gọi là Chloasma

Nám da tuy nhìn chung không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh, tính thẩm mỹ và tinh thần người mắc. Vì thế, việc điều trị nám cần thực hiện sớm sẽ dễ dàng hơn so với các đốm sắc tố lâu năm.

Bệnh sinh

Về cơ chế bệnh sinh của nám thì có phần phức tạp và không rõ ràng, chưa có một ghi nhận chính xác nào về cơ chế hình thành nám da. Tuy nhiên, các chuyên gia đã lý giải tiến triển của nám da sẽ liên quan mật thiết đến việc tiếp xúc với tia bức xạ.

Để tìm hiểu ảnh hưởng của tia UV lên sự hình thành sắc tố, các chuyên gia cho chiếu tia UV lên da, điều này sẽ kích thích hình thành melanin bằng tác động trực tiếp lên melanocytes và tác động gián tiếp lên tế bào sừng giải phóng các hắc sắc tố.

* Tác động trực tiếp đến melanocytes

Sự hình thành 1,2-diacylglycerols' (DAG) nội sinh, hoạt hóa của protein kinase C-beta và việc sản xuất Nitric Oxide sẽ kèm theo chu trình tổng hợp guanylate monophosphate. Các chuỗi truyền tín hiệu này sẽ kích thích sự hình thành melanin.

* Tác động gián tiếp thông qua keratinocytes 

Đối với các yếu tố tham gia vào sự hình thành sắc tố có nguồn gốc từ keratinocytes bao gồm yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản (bFGF), yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF), nội mô-1 (ET-1) cùng với các peptide từ proopiomelanocortin (POMC) như các hormone kích thích các melanocytes MSH, adrenocorticotropic hormone (ACTH). Đặc biệt, sự gắn kết của melanocortin với thụ thể MC-1 (MC1R). Các thụ thể và chuỗi truyền tín hiệu sẽ “giao tiếp” với melanocytes kích thích sự sản sinh melanin.

Như con đường truyền tín hiệu 3’,5’-cyclic adenosine monophosphate (cAMP), việc kích hoạt protein kinase A (PKA) và đáp ứng của yếu tố phiên mã MITF trong melanocytes, đặc biệt là MITF-M sẽ kích thích sự tăng sinh melanin.

Ngoài ra, các keratinocytes hình thành NO do tác động từ tia Uv cũng sẽ kích thích quá trình sản sinh melanin.

Sơ đồ của quá trình hình thành hắc tố gây ra bởi bức xạ UV. Tác dụng trực tiếp lên tế bào hắc tố và tác động gián tiếp lên các tế bào keratinocytes/nguyên bào sợi giải phóng các yếu tố kích thích tăng sinh melanin, chẳng hạn như các peptide có nguồn gốc từ proopiomelanocortin (POMC) (MSH, ACTH), ET-1, SCF, bFGF hoặc NGF, có liên quan đến quá trình hình thành hắc tố. Protein kinase C (PKC), NO và cAMP là những con đường dẫn truyền tín hiệu nội bào chính. Các hình bầu dục màu đen biểu thị các melanosome (DAG, 1,2-diacylglycerol; NO, oxit nitric; MSH, hormone kích thích tế bào hắc tố; ACTH, hormone adrenocorticotrophic; ET-1, endthelin-1; SCF, yếu tố tế bào gốc; bFGF, tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản yếu tố; NGF, yếu tố tăng trưởng thần kinh; MC1R, thụ thể melanocortin-1; TYR, tyrosinase; TRP, protein liên quan đến tyrosinase).

Phân loại 

Nhìn chung về nám da cũng là một nhóm thuộc tình trạng rối loạn tăng sắc tố, tình trạng nặng nhẹ cũng sẽ tùy vào sự hình thành nám ở lớp nào của tổ chức da. 

Dựa trên cơ sở kiểm tra ánh sáng của Wood ở bước sóng (320-400 nm), nám da được phân thành 4 mức độ theo sự sản sinh nám da tại mô học

  • Lớp biểu bì - Nám mảng

Với phân loại này, dưới ánh sáng Wood các đốm sắc tố cho thấy màu có phần đậm hơn và chiếm phần lớn các bệnh nhân mắc nám da. Là phân loại phổ biến nhất, sự gia tăng lượng melanin cư trú ở lớp thượng bì.

  • Lớp trung bì - Nám chân sâu

Các sắc tố tại phân loại này dưới ánh sáng của Wood không ghi nhận sự tăng lên cường độ màu, có sự gia tăng số lượng các tế bào hắc sắc tố ở lớp hạ bì.

  • Hỗn hợp - Nám hỗn hợp

Chứa hẳn cả hai loại nám biểu bì và trung bì, các đốm nám sẽ có cường độ màu đậm nhạt khác nhau rõ rệt dưới ánh sáng Wood.

Bên cạnh 3 phân loại nám da này, chúng ta còn có một nhóm khác cũng là một dạng rối loạn tăng sắc tố dễ bị nhầm lẫn mới nám da là bớt Hori (Hori Nevus) hay còn được gọi là ABNOM bởi hình thành và màu sắc có phần giống nhau. 

Bớt Nevus

Bớt Hori cũng là một dạng bệnh lý tăng sắc tố da, biểu hiện dưới dạng các đốm tròn màu nâu xám, phân bố thành từng đám trên gò má đối xứng hai bên. Trong mô bệnh học cho thấy chính sự hiện diện bất thường của các melanocytes ở lớp nhú bì hay sự hoạt hóa của các yếu tố chi phối như tia UV, hormone, thai sản,....

So với nám da thì bớt Hori không có mấy đáp ứng với phương pháp tại chỗ hay peel nông - trung bình do tính chất mô bệnh học các melanocytes tập trung chủ yếu ở lớp nhú trung bì. Do đó, đối với bớt Hori thường các liệu pháp điều trị sẽ tác động lên cấu trúc của làn da như các phương pháp laser,...

Điều trị nám da tại chỗ

Nói riêng về nám da, các liệu trình điều trị hiện tại thường sẽ phối hợp cả phương thức bôi tại chỗ và xâm lấn loại bỏ sắc tố melanin. Nhưng ở đây Hyaestic sẽ chủ yếu khai thác về phương thức bôi tại chỗ, hay cụ thể hơn là hai hoạt chất mà Hyaestic đã đề cập ở đầu bài là Hydroquinone và Azelaic Acid.

Hydroquinone

Hydroquinone là một hoạt chất làm trắng da truyền thống, gần như là một tiêu chuẩn “mặc định”khi nhắc đến việc điều trị các vấn đề rối loạn tăng sắc tố như nám, sạm,...

Hydroquinone có tác động làm sáng da thông qua khả năng ức chế sự tổng hợp melanin. HQ ức chế sự chuyển đổi L-3,4- dihydroxyphenylalanine (L-DOPA) thành melanin bằng cách ức chế enzyme tyrosinase do cấu trúc của HQ mimic một tiền chất melanin.

Mặc dù, Hydroquinone được sử dụng trong nhiều thập kỷ sử dụng để điều trị nám da, nhưng có nhiều báo cáo ghi nhận về độ an toàn thực sự của HQ. Do đó, mà HQ không được FDA chấp thuận và không được lưu hành tại Mỹ, và bị cấm ở một số nước khác như EU, Úc và Nhật Bản. 

Cơ chế hoạt động của Hydroquinone

Azelaic Acid 

Azelaic Acid là một hoạt chất đã được phát hiện từ lâu nhưng thường xuyên bị các chuyên gia lãng quên, cũng được ghi nhận khả năng làm cải thiện các tình trạng tăng sắc tố, làm sáng da, nhiều năm trở lại đây, ngoài được sử dụng trong điều tăng sắc tố, Azelaic Acid ngày càng được đánh giá cao với vai trò điều trị nám da.

Azelaic Acid là một acid hữu cơ mạch thẳng, có nguồn gốc từ tự nhiên, Azelaic được biết đến đầu tiên với khả năng hạn chế hoạt động của enzyme tyrosinase, cản trở sự tổng hợp các hắc sắc tố, từ đó ứng dụng vào cải thiện các tình trạng rối loạn sản sinh sắc tố.

Các hoạt chất ức chế quá trình sản sinh melanin

Nên lựa chọn Hydroquinone hay Azelaic Acid

Với những tác dụng phụ nghiêm trọng mà Hydroquinone gây ra, các chuyên gia dường như đã cân nhắc việc tìm kiếm một hoạt chất có khả năng điều trị nám tương ứng nhưng không gây ra những hậu quả nghiêm trọng như Hydroquinone. Và Azelaic Acid chính là ứng viên sáng giá nhất được các chuyên gia nhận định là có thể thay thế Hydroquinone trong điều trị nám da an toàn. Cùng Hyaestic điểm qua các báo cáo đánh giá tác động của Azelaic Acid và Hydroquinone trên nền da nám nhé.

Một nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị nám của Azelaic Acid (AzA) và Hydroquinone (HQ) chia làm 02 nhóm gồm 65 bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị AzA và 67 bệnh nhân sử dụng HQ. 

Kết quả điều trị cho thấy sự đáp ứng đối với hai loại nám, trong nhóm AzA, có 48 bệnh nhân ghi nhận đáp ứng điều trị thuận lợi sau 24 tuần: 37 (56,9%) bệnh nhân đạt được sự cải thiện tốt trong đó 11 (16,9%) có kết quả đặc biệt vượt trội, 15 (23%) bệnh nhân cho thấy điều trị ở mức khá và 2 bệnh nhân đã điều trị nám thất bại với do tình trạng nám kéo dài 15 năm.

Trong khi đối với kết quả thu được của nhóm bệnh nhân điều trị bằng HQ, phần lớn bệnh nhân khoảng 34 (50,8%) bệnh nhân chỉ đạt được sự cải thiện khá, và có duy nhất 1 trường hợp đáp ứng tốt (1,5%), 12 (17,9%) bệnh nhân đáp ứng tốt, 20 bệnh nhân (29,8%) thất bại trong việc điều trị.

Biểu độ hiển thị sự làm sắc tố da trước và sau 24 tuần điều trị nám giữa 02 nhóm bệnh nhân sử dụng AzA và HQ

Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá sự cải thiện thông qua biểu hiện sáng màu hơn của mảng sắc tố và ghi nhận việc giảm kích thước của tổn thương giữa hai nhóm thử nghiệm. 

Kết quả thu được cho thấy hiệu quả làm mờ các vết thâm nám ở nhóm AzA tốt hơn cho với nhóm HQ. Dựa theo đánh giá trên thang điểm 5 cho cường độ sắc tố trong khoảng 24 tuần điều trị, 57% bệnh nhân thuộc nhóm AzA ghi nhận sự giảm sắc tố xuống 2 đến 3 cường độ màu và 4,6% bệnh nhân giảm ít hơn 1 cường độ màu. So với kết quả thu được ở bệnh nhân HQ thì trong đó có 37% bệnh nhân giảm 2 đến 3 cường độ và 27% bệnh nhân giảm ít hơn 1 cường độ màu.

Bên cạnh các ghi nhận về sự giảm cường độ màu, nghiên cứu còn cho thấy sự giảm kích thước tổn thương ở nhóm AzA giảm đáng kể hơn so với nhóm HQ.  Mức độ giảm tổn thương ban đầu, phần lớn ở các trường hợp nhóm AzA, 36 bệnh nhân tương đương với 55,4% quan sát thấy giảm 25-50%, trong khi 40 bệnh nhân tương ứng với 59,7% thuộc nhóm HQ lại có sự cải thiện ít hơn 25%.

Biểu đồ ghi nhận sự giảm kích thước vùng tổn thương của 2 nhóm thử nghiệm, kích thước của vùng tổn thương được xác định sau mỗi lần thăm khám và đo lường bằng milimet.

Bài nghiên cứu cho thấy Azelaic Acid ở nồng độ 20% khi sử dụng tại chỗ hai lần/ ngày trong thời gian thử nghiệm 24 tuần kết hợp cùng với kem chống nắng phổ rộng cho hiệu quả trong việc làm giảm và cải thiện tình trạng tăng sắc tố vượt trội. Rõ ràng nhận thấy khi so sánh với một nhóm thử nghiệm khác điều trị bằng HQ.

Gợi ý từ Hyaestic

Hyaestic 20% Aze Cream là một bước tiến đột phá đánh dấu cho hướng điều trị nám da không Hydroquinone. Với 20% hoạt chất Azelaic Acid, sản phẩm hoạt động mạnh mẽ và cho hiệu quả vượt trội trên các nền da tiết bã nhờn quá mức, Rosacea, dày sừng nang lông, mụn trứng cá, lão hóa sớm và cả nám da chân sâu.

  • Ức chế sự hình thành sắc tố làm mờ các tình trạng tăng sắc tố an toàn.

  • Tương thích với mọi loại da, bao gồm làn da mụn, da nhạy cảm, rosacea và đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai.

  • Ngăn chặn nguy cơ hình thành mụn thông qua cơ chế chống dày sừng nang lông.

  • Ức chế vi khuẩn bằng các thay đổi pH nội bào của vi khuẩn.

  • Ức chế giải phóng các yếu tố gây viêm, cải thiện tình trạng sưng viêm do mụn gây ra.

 

Đây là toàn bộ thông tin Hyaestic tổng hợp cho bạn thấy rõ hiệu quả của Azelaic Acid trong điều trị nám da không hề thua kém Hydroquinone. Không chỉ hiệu quả điều trị mà ngay cả tác dụng không muốn cũng không nghiêm trọng như Hydroquinone, đó cũng là điểm sáng giúp Azelaic Acid trên đà vượt mặt Hydroquinone.

Tham khảo thêm các sản phẩm khác: TẠI ĐÂY 

 
Bài sau →