HIỂU ĐÚNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH THÂM SAU VIÊM

HIỂU ĐÚNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH THÂM SAU VIÊM

Thâm sau mụn luôn là vấn đề khiến cho các bác sĩ da liễu, chuyên gia chăm sóc da phải đau đầu bởi sự ảnh hưởng nghiêm trọng về tính thẩm mỹ. Kết thúc quá trình hình thành, phát triển và loại bỏ mụn, những tổn thương trên da sẽ hiện diện dưới dạng các vết đỏ hoặc nâu đen. Theo chuyên gia, đối với các vết thâm đỏ chúng sẽ được biết đến với thuật ngữ PIE (Post-Inflammatory Erythema - Hồng ban sau viêm) và các vết thâm đen sẽ là PIH (Post-inflammatory Hyperpigmentation - Tăng sắc tố sau viêm). Làm sao để phân biệt 02 loại thâm này, đừng quên lướt xuống dưới theo dõi và tìm kiếm sản phẩm phù hợp cùng Hyaestic nhé.

PIH VÀ PIE LÀ GÌ?

PIH hay PIE là thuật ngữ được sử dụng để biểu thị những di chứng cho mụn để lại. Ở những bệnh nhân thuộc type da có xu hướng sẫm màu hơn từ type IV trở lên theo thang đo Fitzpatrick skin type (FST), tình trạng rối loạn sắc tố sau viêm thường biểu hiện dưới dạng tăng sắc tố. Còn đối với bệnh nhân thuộc phân loại nhóm từ I - III, biểu hiện sau sau viêm sẽ dễ dàng nhận thấy bởi các hồng ban sau viêm [1].

Tăng sắc tố sau viêm - PIH (Post-inflammatory Hyperpigmentation) là tình trạng tăng sắc tố phát triển sau những tình trạng viêm, tổn thương da, hình thành từ sự tăng tổng hợp melanin hay sự phân bố hắc sắc tố không đồng đều. Khi quá trình PIH bị hạn chế bởi lớp biểu bì, sự hình thành và vận chuyển các melanin sẽ được chuyển sang các tế bào sừng cộng sinh xung quanh thông qua quá trình apocopation (Apocopation of melanin).

Hồng ban sau viêm - PIE (Post-Inflammatory Erythema) là một thuật ngữ tương đối mới chỉ những vết ban đỏ cục bộ hình thành từ các tổn thương, gây ra phản ứng viêm thường gặp ở những đối tượng có làn da sáng màu FTS từ I -> III. PIE xuất hiện sau bất kỳ tình trạng phản ứng viêm trên da không chỉ riêng mụn hay rosacea, việc chăm sóc không đúng cách sau thực hiện các biện pháp xâm lấn cũng là một trong những yếu tố hình thành PIE [2].

CƠ CHẾ BỆNH SINH

PIH - Tăng sắc tố sau viêm

Trước khi hiểu rõ về tình trạng tăng sắc tố da, chúng ta nên biết sơ qua về sự hình thành hắc sắc tố melanin hay quá trình Melanogenesis [3].

Melanogenesis hay quá trình hình thành sắc tố là định nghĩa khái quát chỉ sự sản sinh hắc sắc tố melanin từ các hắc sắc bào. Hắc sắc bào (Melanocytes) là các tế bào đuôi gai của ngoại bì thần kinh. Melanoblasts - tế bào tiền thân của melanocytes, là những tế bào không có sắc tố có nguồn gốc từ tế bào mào thần kinh phôi thai. Sau khi đóng ống thần kinh, các melanoblasts sẽ di chuyển đến các vùng da khác nhau của cơ thể và phát triển thành các hắc sắc bào. Điều này có thể xác định thông qua các tín hiệu đặc hiệu của các tế bào hắc sắc tố như tyrosinase (TYR), protein liên quan đến tyrosinase 1 (TYRP1). ), DOPAchrome tautomerase hoặc protein-2 liên quan đến tyrosinase (TYRP2), protein tiền melanosome 17, kháng nguyên melan-A,.... [3]

Và chức năng chính của melanocytes là sản xuất melanin, nằm xung quanh các tế bào sừng, giúp hắc sắc bào vận chuyển các melanin lên bề mặt.

Sự sản sinh của melanin giúp hấp thụ tia bức xạ từ mặt trời, là yếu tố bảo vệ da khỏi nguy cơ tổn thương từ tia cực tím.

Melanin được sản xuất từ hắc tố bào được tổng hợp và dự trữ trong melanosome (bào quan tương tự như lysosome dưới tế bào) trước khi phân phối đến các tế bào sừng lân cận. Để hoàn thành điều này melanosome cũng cần các yếu tố hoạt hóa như một số protein cấu trúc và enzyme.

Melanin sau khi được tổng hợp từ tiền chất dopaquinone tồn tại dưới 2 dạng 

  • Eumelanin: là loại sắc tố có màu nâu hoặc đen, được tổng hợp từ L-DOPAchrome 

  • Pheomelanin: là loại sắc tố có màu vàng hoặc đỏ, được tổng hợp từ sự liên hợp của các hợp chất sulfhydryl (cysteine/glutathione) trong melanosome.

Eumelanin và Pheomelanin đều được tổng hợp trong melanosome của hắc sắc bào thông qua các phản ứng được xúc tác bởi enzyme.

Quá trình hydroxyl hóa L-tyrosine thành L-DOPA là bước kiểm soát tốc độ tổng hợp melanin và được xúc tác bởi tyrosinase. Trong quá trình hình thành sắc tố, cả Tyrosine và L-DOPA đều đóng vai trò là chất nền cho tyrosinase.

Ngoài tyrosinase, TYRP1 và TYRP2 nằm trong melanosome, là yếu tố đóng vai trò trong việc xúc tác các phản ứng sản xuất Eumelanin.

Mặc khác, con đường sinh hóa dẫn đến sự hình thành Pheomelanin đến quá trình tổng hợp cysteinyl dopa (một sản phẩm ngưng tụ của DOPAquinone, acid amin và L-cysteine) 

Dựa vào độ pH trong melanosome mà chúng ta có thể xác định tốc độ sản xuất melanin cũng như tỷ lệ Eumelanin/Pheomelanin [3].

Đây là khái quát về quá trình hình thành sắc tố, đối với tăng sắc tố - mô tả sự thay đổi sắc tố sau khi kết thúc quá trình viêm, là kết quả của việc sản xuất quá mức melanin dẫn đến tình trạng lắng đọng melanin bất thường ở lớp biểu bì, hạ bì sau khi kết thúc phản ứng viêm. Các chất trung gian gây viêm kích thích sự phù đại và hoạt động của hắc sắc bào, làm tăng sản sinh melanin ở dưới biểu bì [3]. 

Cụ thể, việc sản xuất melanin được khởi phát và điều chỉnh bởi các hệ thống tín hiệu và yếu tố phiên mã bao gồm thụ thể tyrosinase kinase KIT, SCF, MITF,.. Các bằng chứng di truyền, sinh hóa và dược lý đã chứng minh rằng tín hiệu từ MC1R là yếu tố cốt lõi quyết định quá trình hình thành sắc tố [3].

MC1R là một thành phần trong nhóm các thụ thể kết hợp với G-protein loại A bao gồm MCR1 đến MCR5.

Quá trình tổng hợp Eumelanin được kích thích thông qua các chất chủ vận MCR1 (Melanocyte-specific melanocortin-1 receptor), -MSH (α-melanocyte-stimulating hormone) và ACTH (adrenocorticotropic hormone), trong khi sự tổng hợp Pheomelanin được mô phỏng thông qua ASP (agonist stimulating protein) [3].

Hormone kích thích -MSH giữ vai trò điều chỉnh tỷ lệ Pheomelanin và Eumelanin thông qua MC1R. Về cơ bản, -MSH được tách ra từ một protein tiền thân gọi là pro-opiomelanocortin (POMC) được sản sinh bởi tuyến yên và tế bào sừng biểu bì. Các thử nghiệm ghi nhận sự hiện diện của POMC ở bệnh lý da hay khi tiếp xúc với UVR, tác động của UVR hoạt động như một yếu tố kích thích biểu hiện gen POMC, đây cũng là điểm mấu chốt cho sự sản sinh melanin quá mức trong bệnh lý tăng sắc tố [3].

PIE - Hồng ban sau viêm

So với PIH thì PIE vẫn còn là một thuật ngữ tương đối mới, PIE cũng là một tình trạng dễ dàng nhận thấy trong các vấn đề về da, thường bị nhầm lẫn với tình trạng PIH. Điều này không chính xác vì bệnh sinh của 2 dạng này khác nhau.

Trong quá trình tiến triển viêm sẽ gồm 03 giai đoạn chính: viêm, hình thành mô và cuối cùng là tái tạo da. PIE đặc trưng hình thành ngay trong giai đoạn viêm, xảy ra do các phản ứng miễn dịch tế bào gây ra sự giải phóng các cytokine tiền viêm và tăng sinh mạch máu [4].

Khi có sự xuất hiện các tổn thương, lớp biểu bì bị tổn thương, các yếu tố tín hiệu sẽ huy động các tế bào lympho T CD8 và đại thực bào, mặc khác, tại lớp hạ bì sẽ huy động một lượng nhỏ tế bào lympho CD4. Chính điều này đã giải phóng một lượng các cytokine tiền viêm, tăng sinh mạch máu hình thành các đốm hồng ban rời rạc trên da. [4]

Cả PIH và PIE đều có xu hướng mờ dần theo thời gian, được hệ thống bảo vệ của làn da cân bằng lại sắc tố. Tuy PIH thường thấy ở làn da tối màu và PIE ở type da sáng màu hơn, nhưng thực tế, đa phần các bệnh lý về da khi da bị tổn thương, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy cả 02 loại thâm trên làn da.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ 

Qua phần bệnh học, ở trên chúng ta có thể nhận thấy PIH và PIE hình thành từ những con đường khác nhau do đó phương thức điều trị và đích tác động cũng sẽ tương đối khác biệt nhau.

HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CHO PIH

ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ 

PIH có thể được điều trị sớm bằng các kiểm soát vào quá trình viêm da, can thiệp vào giai đoạn này sẽ hạn chế được sự huy động hệ thống miễn dịch của làn da sản sinh melanin. 

Như chúng ta đã biết, với PIH, các hoạt chất có thể tấn công vào nhiều giai đoạn hình thành sắc tố. Hyaestic sẽ tóm tắt cho bạn một số nhóm được sử dụng điều trị PIH [6],[7]

Ức chế tyrosinase

Quá trình hình thành sắc tố (Melanogenesis) được hoạt hóa bởi Tyrosinase, các protein liên quan như TRP-1 và TRP-2. Tyrosinase đóng vai trò hydroxyl hóa Tyrosine thành DOPA và tiếp tục oxy hóa DOPA thành DOPAquinone. DOPAquinone sẽ đi vào con đường hình thành sắc tố. Do đó, Tyrosinase là đích tác động của nhiều hoạt chất sau đây

Hoạt chất

Đặc tính

Lưu ý

Hydroquinone

- First-line trong điều trị nám da.

- Ức chế mạnh mẽ Tyrosinase, có khả năng tiêu diệt cả hắc sắc bào

- Sử dụng cần có giám sát và tham vấn từ bác sĩ 

- Có nguy cơ gây ra tình trạng mất sắc tố vĩnh viễn, rối loạn sắc tố ochronosis

Arbutin

- Dẫn xuất glycoside của Hydroquinone

- Không tiêu diệt tế bào hắc sắc tố, an toàn hơn

 

Azelaic Acid

- Azelaic Acid 20% có tác dụng tương đương HQ 2-4% 

- Đa tác động đặc biệt là trong quá trình điều trị mụn.

- An toàn, hiệu quả.

- Sử dụng thời gian dài

Kojic Acid

- Làm mờ các đốm sắc tố thông qua việc ức chế hoạt động catecholase của tyrosinase 

- Nồng độ cao sẽ có tác dụng trên da

Licorice extract

- Khả năng ức chế hình thành sắc tố của nó đến từ hoạt chất chính - Glabridin.

- Vừa ức chế hình thành sắc tố vừa chống viêm thông qua khả năng ức chế các gốc tự do

 

Phenylethyl resorcinol

- Hoạt chất mới ức chế mạnh mẽ Tyrosinase

- Tác động ghi nhận chưa được nghiên cứu về đặc tính làm sáng da

Mequinol

- Hoạt động như một chất cạnh tranh với tyrosinase

- Chưa biết rõ tác động

Ức chế vận chuyển melanosome

Niacinamide 

- Làm sáng da bằng cách giảm sự vận chuyển melanosome, giảm sự tích tụ melanin trong tế bào.

- Hiệu quả trị liệu tương đương với HQ 4%

 

Retinoids

- Giảm vận chuyển melanin, tăng tốc độ luân chuyển tế bào, phân tán melanin.

 

Tác động lên quá trình luân chuyển tế bào

Retinoids

- Tăng sinh, làm mới tế bào

- Tăng luân chuyển tế bào, phân tán melanin.

 

Glycolic Acid

- Làm giảm kết dính các tế bào sừng, dẫn đến hiện tượng bong da.

- Ức chế hoạt động tyrosinase, giảm sản xuất melanin.

 

Salicylic Acid

- Đặc tính ưa lipid, làm sạch bã nhờn, kích hoạt quá trình tái tạo tế bào

 

Trung hòa gốc tự do

Ascorbic Acid

- Trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa

- Loại bỏ các tác nhân từ môi trường thông qua việc ngăn chặn ROS

- Tương tác với Tyrosinase giảm hình thành sắc tố

- Tùy nồng độ có nguy cơ gây kích ứng, dễ bị oxy hóa.

ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU TRÌNH XÂM LẤN

Bên cạnh các sản phẩm bôi tại chỗ, để rút ngắn thời gian điều trị, PIH có thể được điều trị với 02 phương thức sau 

Peel da

Peel da là kỹ thuật sử dụng các hoạt chất có tính acid, tạo ra những tổn thương có kiểm soát, độ sâu phụ thuộc vào hoạt chất sử dụng và số lớp apply, giúp loại bỏ lớp tế bào lớp thượng bì đồng thời kích thích hệ thống tự làm lành của da, từ đó tăng sinh lượng collagen, elastin, cải thiện kết cấu bề mặt da, tái tạo và trẻ hóa làn da.

Peel da là biện pháp có thể giải quyết hay rút ngắn thời gian điều trị trong rất nhiều bệnh lý của da. Không chỉ riêng PIH, peel da có khả năng đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào, nhanh chóng đẩy tế bào mới lên bề mặt, phân tán melanin.

Peel da có nhiều mức độ, cấp độ, hoạt chất, tùy thuộc vào nhận định của chuyên gia chăm sóc hay bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn dung dịch và mức độ thâm nhập phù hợp với mức độ tổn thương của làn da, tình trạng da mắc phải để cải thiện tình trạng mà bệnh nhân mắc phải.

Tuy nhiên, đối với nền da tăng sắc tố, việc peel da cần phải thận trọng hơn bởi sau peel da sẽ cực kỳ nhạy cảm với ánh nắng, điều này có thể làm trầm trọng hơn nền da tăng sắc tố ban đầu.

Laser

Hiện nay, ngoài cách sử dụng các hoạt chất tác động lên da, laser cũng đánh là một phương thức đẩy nhanh quá trình điều trị.

Laser là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation - Khuếch đại ánh sáng bằng cách phát ra bức xạ kích thích. Cụ thể, chúng ta sẽ sử dụng một thiết bị kích thích các nguyên - phân tử phát ra ánh sáng ở những bước sóng nhất định và khuếch đại ánh sáng đó. Tập trung các chùm sáng tác động lên vị trí cần điều trị, tác động sâu vào cấu tạo da, kích thích sự sản sinh collagen từ bên trong, các bước sóng chọn lọc sẽ tác động trúng đích là các tế bào melanin. 

Hiện nay, để điều trị nám da có rất nhiều loại laser khác nhau như:

+ Ánh sáng xanh

+ Ánh sáng đỏ

+ Cận hồng ngoại

+ Laser đồng

HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CHO PIE

ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ 

Tranexamic Acid

Tranexamic Acid (TA) là một hoạt chất chống tiêu sợi huyết liên kết thuận nghịch với plasminogen và ngăn chặn sự chuyển đổi thành plasmin. Ngoài ra, TA còn làm giảm hoạt động các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, giảm các yếu tố gây viêm (các cytokine tiền viêm - IL-6, TNF-), đồng thời ngăn chặn hình thành sắc tố bằng cách ức chế hoạt động của plasminogen, do đó, TA được xem là hoạt chất bôi tại chỗ hiệu quả nhất cho PIE [8].

Vitamin C

Hiệu quả cải thiện PIE của vitamin C chưa được đánh giá rõ ràng, tuy nhiên, vitamin C có thể làm giảm ban đỏ trong da tiếp xúc với tai UV. Ngoài ra, vitamin C cũng ghi nhận khả năng làm sáng dù là PIH hay PIE.

Azelaic Acid

Azelaic Acid ức chế Tyrosinase nên sẽ đặc hiệu hơn trên nền PIH, nhưng do đặc tính kháng viêm của Azelaic đã phần nào làm dịu lại các phản ứng hình thành ban đỏ

Niacinamide

Niacinamide là một dạng vitamin B3, có khả năng làm dịu phản ứng viêm của làn da, điều này trong PIE, giúp làm giảm sự hình thành ban đỏ trên da. Ngoài ra, Niacinamide còn là một hoạt chất cho tác động phục hồi trên làn da, tăng cường độ ẩm cho làn da, làm đều màu da.

ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU TRÌNH XÂM LẤN

Liệu pháp nhuộm xung - PDL

Pulsed Dye Laser (PDL) được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho ban đỏ sau viêm. PDL có bước sóng 585nm, hoạt động dựa trên nguyên lý quang nhiệt phân có chọn lọc. Tế bào sắc tố da được laser PDL nhắm đến là các hemoglobin trong máu, điều này lý giải vì sao PDL được xem là tiêu chuẩn trong điều trị PIE [9]

Liệu pháp KTP

Potassium Titanyl Phosphate (KTP) laser phát ra ánh sáng màu xanh lá ở bước sóng 532nm cho khả năng nhắm mục tiêu oxyhaemoglobin giống như cách PDL thực hiện. Laser KTP chỉ tác động nhiệt phân đến phần trung bì, điều đó có nghĩa là KTP sẽ có thể điều trị tình trạng PIE nhưng không tác động đến quá trình sản sinh collagen [9].

Liệu pháp ánh sáng xung mạnh IPL 

Intense pulsed light (IPL) - Ánh sáng xung cường độ cao là liệu pháp ánh sáng đặc biệt phổ biến trong điều trị PIE, là nguồn ánh sáng mạnh có phổ rộng với bước sóng từ 400-1200nm, hoạt động theo nguyên tắc quang nhiệt chọn lọc. Năng lượng laser được hấp thụ bởi các chromophore đích không ảnh hưởng đến các mô xung quanh và chuyển hóa dưới dạng nhiệt năng khiến các thành mạch co lại, cải thiện tình trạng ban đỏ của làn da [9].

TỔNG KẾT VỀ PIH VÀ PIE

Tóm lại, chúng ta sẽ có một số điểm chung và khác biệt giữa PIE và PIH, Hyaestic sẽ tổng kết qua bảng dưới đây:

Do đó, khi tình trạng viêm xảy ra làn da chúng ta sẽ xuất hiện cả 02 dạng biến sắc như PIH và cả PIE. Chính vì thế, về mặt điều trị, thường sẽ kết hợp cả 02 phương pháp điều trị, laser là liệu pháp hiệu quả nhất tuy nhiên, lâu dài và duy trì thì giải pháp bôi tại chỗ lại là lựa chọn tối ưu nhất.

Hyaestic sẽ gợi cho bạn một vài sản phẩm làm sáng da 

Hyaestic 0,5% BHA & 10% Aze Cream dòng kem ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn, tăng sắc tố sau viêm chứa đến 10% hoạt chất chính Azelaic Acid cạnh tranh với Tyrosine gắn với Tyrosinase ức chế sự thành thành sắc tố Melanin, ngăn ngừa các chuỗi phản ứng kích hoạt quá trình tạo Melanin, cải thiện rõ rệt các vết tăng sắc tố sau viêm.

Hyaestic Pigment Enhancing Serum 4% Arbutin & 10% Vitamin C tinh chất đặc trị hỗ trợ điều trị nám chuyên sâu với sự kết hợp của 4% Arbutin và 10% vitamin C tươi, dẫn xuất LAA tinh khiết là dẫn xuất chống oxy hóa mạnh nhất của vitamin C cải thiện các vùng không đều màu, ngăn ngừa sự hình thành hắc sắc tố trên bề mặt da.

Hyaestic Pigment Control Lotion 7% Arbutin dòng cải thiện các tình trạng rối loạn tăng sắc tố như nám, sạm,...dưới tác động của 7% Arbutin, ức chế cạnh tranh với enzyme Tyrosinase cản trở quá trình hình thành melanin, cải thiện các vấn đề thâm nám, trả lại làn da tươi trẻ cho làn da. 

Hyaestic Pure Retinol 0,5%-1% tinh chất ngăn ngừa lão hóa với nồng độ Retinol từ 0,5%-1% tinh khiết, tích hợp công nghệ bọc nang cho Retinol, giúp Retinol phóng thích chậm, hạn chế tình trạng kích ứng khi thoa lên vùng da điều trị. Làm mờ các nếp nhăn tại vùng da lão hóa, kích hoạt quá trình tăng sinh mô liên kết giúp da đàn hồi, săn chắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bae-Harboe, Y. S., & Graber, E. M. (2013). Easy as PIE (Postinflammatory Erythema). The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 6(9), 46–47.

[2] WebMD Editorial Contributors. (2014, April 28). What to know about Post-Inflammatory Erythema. WebMD. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/what-to-know-about-post-inflammatory-erythema

[3] D'Mello, S. A., Finlay, G. J., Baguley, B. C., & Askarian-Amiri, M. E. (2016). Signaling Pathways in Melanogenesis. International journal of molecular sciences, 17(7), 1144. https://doi.org/10.3390/ijms17071144

[4] Plaza, J. A., MD. (n.d.). Erythema multiforme: background, pathophysiology, etiology. https://emedicine.medscape.com/article/1122915-overview?form=fpf#a2

[5] Naphisabet. (2021, February 28). Red scars or Post inflammatory erythema. Dr Naphisabet Wanniang. https://drnaphi.com/2021/02/28/red-scars-or-post-inflammatory-erythema/

[6] Rendon, M., & Horwitz, S. (2012). Topical treatment of hyperpigmentation disorders. Annales de Dermatologie et de Vénéréologie, 139, S153–S158. doi:10.1016/s0151-9638(12)70128-x 

[7] González-Molina, V., Martí-Pineda, A., & González, N. (2022). Topical Treatments for Melasma and Their Mechanism of Action. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 15(5), 19–28.

[8] Bazargan, A. S., Ziaeifar, E., Abouie, A., Mirahmadi, S., Taheri, A., & Gheisari, M. (2023). Evaluating the effect of tranexamic acid as mesotherapy on persistent post-acne erythema: A before and after study. Journal of cosmetic dermatology, 22(10), 2714–2720. https://doi.org/10.1111/jocd.15776

[9] MSc, L. H., RN. (2022, April 3). Post Inflammatory Erythema (PIE) treatment: Lasers | Science Becomes her. Science Becomes Her. https://www.sciencebecomesher.com/post-inflammatory-erythema-lasers/

[10] Elbuluk, N., Grimes, P., Chien, A., Hamzavi, I., Alexis, A., Taylor, S., Gonzalez, N., Weiss, J., Desai, S. R., & Kang, S. (2021). The Pathogenesis and Management of Acne-Induced Post-inflammatory Hyperpigmentation. American journal of clinical dermatology, 22(6), 829–836. https://doi.org/10.1007/s40257-021-00633-4

← Bài trước Bài sau →