PEEL CHUẨN Y KHOA LÀ GÌ VÀ VÌ SAO PEEL CỦA HYAESTIC KHÁC BIỆT?

PEEL CHUẨN Y KHOA LÀ GÌ VÀ VÌ SAO PEEL CỦA HYAESTIC KHÁC BIỆT?

Peel da (chemical peel) hay còn gọi là thay da sinh học là phương pháp sử dụng các hoạt chất có tính acid, lợi dụng khả năng cho ion H+ của các acid gây ra những tổn thương có thể dự đoán trước ở mức độ tế bào. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm peel da trên thị trường, từ peel tại nhà cho đến các sản phẩm thuộc dòng chuyên nghiệp, tuy nhiên peel da bản chất là một kỹ thuật y khoa nên để thủ thuật peel đạt hiệu quả tối ưu nhất chúng ta cần phải nắm rõ thao tác peel chuẩn. Do đó, hãy cùng Hyaestic theo dõi bài viết dưới để cùng nắm rõ các thao tác peel da chuẩn y khoa nhé.

Peel da là gì?

Peel da là kỹ thuật sử dụng các hoạt chất có tính acid, tạo ra những tổn thương có kiểm soát, độ sâu phụ thuộc vào hoạt chất sử dụng và số lớp apply, giúp loại bỏ lớp tế bào lớp thượng bì đồng thời kích thích hệ thống tự làm lành của da, từ đó tăng sinh lượng collagen, elastin, cải thiện kết cấu bề mặt da, tái tạo và trẻ hóa làn da.

Công dụng của peel da

Peel da là giải pháp cho đa vấn đề của da, gây ra các thương tổn có tính đồng nhất về độ dày tại tất cả các vùng trên da mặt để kích thích cơ cấu bù trừ tự nhiên của làn da.

  • Tăng sinh collagen và elastin

  • Tái tạo da

  • Làm mờ nếp nhăn, rãnh nhăn

  • Cải thiện tình trạng tăng sắc tố

  • Cải thiện mụn và sẹo mụn

  • Cải thiện sẹo nông

  • Tổn thương do UV

  • Trẻ hóa làn da

  • Nám da

  • Làm đều màu da

Phân loại cấp độ peel

Dựa vào mức độ thâm nhập vào tổ chức da mà peel da được chia làm 3 cấp độ sau:

 Peel nông
(Superficial peels)
Peel trung bình (Medium-depth peels)Peel sâu (Deep peels)
Mức độ thâm nhập- Thâm nhập vào lớp biểu bì- Đi sâu vào toàn bộ lớp biểu bì và nhú bì- Gây tổn thương mô có kiểm soát ở lớp nhú trung bì và lưới trung bì
Loại hoạt chất

- Mandelic acid

- Lactic acid

- Pyruvic acid

- Salicylic acid

- Glycolic acid

- Glycolic acid (70%)

- TCA (30-50%)

- TCA (>50%)

- Peel phenol Baker-Gordon

Chỉ định

- Lão hoá da do ánh sáng nhẹ

- Tăng sắc tố bề mặt

- Mụn trứng cá

- Sẹo lõm

- Nếp nhăn

- Lão hóa, tổn thương mãn tính do ánh sáng 

- Nám

- Sẹo mụn nông

- Sẹo đáy nhọn

- Lão hóa do ánh sáng từ trung bình đến nặng

Chống chỉ định

- PNCT-CB

- Sử dụng Isotretinoin trong 06 tháng qua

- Có tiền sử dị ứng với hoạt chất peel 

- Bệnh nhân có bệnh lý về da như vẩy nến, viêm da tiếp xúc, Herpes

- Loại da Fitzpatrick V–VI

- Có vết thương hở

- PNCT-CB

- Sử dụng Isotretinoin trong 12 tháng qua

- Bệnh nhân có bệnh lý về da như vẩy nến, viêm da tiếp xúc

- Thận trọng với bệnh nhân thuộc type da Fitzpatrick III-VI bởi nguy cơ tăng sắc tố cao, các bệnh nhân có nguy cơ mắc Herpes, zona,..

- Loại da Fitzpatrick IV–VI

- Có vết thương hở

- PNCT-CB

- Sử dụng Isotretinoin trong 12 tháng qua

- Bệnh nhân có bệnh lý về da như vẩy nến, viêm da tiếp xúc

- Thận trọng với bệnh nhân thuộc type da Fitzpatrick III-VI bởi nguy cơ tăng sắc tố cao, các bệnh nhân có nguy cơ mắc Herpes, zona,..

- Loại da Fitzpatrick IV–VI

- Có vết thương hở

 

Peel da là phương pháp cải thiện đa vấn đề, tuy nhiên peel da là một kỹ thuật y khoa, không phải làn da nào cũng có thể sử dụng kỹ thuật này. Tùy thuộc vào nhận định của chuyên gia chăm sóc hay bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn dung dịch và mức độ thâm nhập phù hợp với mức độ tổn thương của làn da, tình trạng da mắc phải để cải thiện tình trạng mà bệnh nhân mắc phải. Các trường hợp đặc biệt có bệnh lý về da cần có sự thăm khám từ bác sĩ trước khi thực hiện peel da.

Làn da nào cần peel da?

Như chúng ta đã biết, peel da là giải pháp cho đa tình trạng nhưng cụ thể là các vấn đề da nào thì cần sự can thiệp của kỹ thuật peel để cải thiện hơn. Hyaestic sẽ thống kê cho bạn một số vấn đề da mà chúng ta nên thực hiện peel da.

Đầu tiên là làn da có vấn đề về rối loạn sắc tố 

  • Nám

  • Tàn nhang

  • Đồi mồi

  • Tăng sắc tố sau viêm

Thứ hai là các làn da có các vấn đề liên quan đến mụn như:

  • Mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình

  • Mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng

  • Sẹo lõm do mụn trứng cá

Thứ ba là làn da có vấn đề về lão hóa

  • Da sần sùi, không mịn màng

  • Nếp nhăn 

  • Kết cấu da kém săn chắc

Và cuối cùng là các trường hợp khác như dày sừng tiết bã,...

Các yếu tố tạo nên dung dịch peel chuẩn

Để có thể thâm nhập vào các lớp của tổ chức da, gây ra các tổn thương ở mức độ tế bào đồng thời làm suy yếu liên kết nối các tế bào với nhau thì khả năng thâm nhập của một dung dịch peel phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Loại hoạt chất

  • Nồng độ

  • Độ pH

Loại hoạt chất

Mỗi loại acid sử dụng cho quá trình peel có hằng số phân lý cho ion H+ cũng sẽ khác nhau mà từ đó mức độ thâm nhập vào tổ chức da cũng sẽ khác nhau.

Ngoài peel với đơn hoạt chất thì hiện nay trên thị trường cũng có các loại peel phối hợp, tăng cường hiệu lực tác động lên các lớp của tổ chức da.

Nồng độ

Nồng độ đại diện cho lượng hoạt chất trên tổng lượng sản phẩm, nồng độ càng cao thì lượng hoạt chất càng nhiều, tăng lượng acid tự do và nâng cao khả năng tác động.

Độ pH

Bình thường để xác định một dung dịch peel có tính acid mạnh, đạt hiệu quả tối ưu chúng ta hay dựa vào nồng độ của hoạt chất nhưng thực chất có chính xác là như vậy không thì hãy cùng Hyaestic theo dõi bài phân tích dưới đây nhé.

Bình thường làn da của chúng ta sẽ ở khoảng pH sinh lý từ 4,0 đến 5,5 trong khi các dung dịch peel hoạt động bằng cách làm giảm tạm thời độ pH của làn da, giải phóng và tích lũy lượng ion H+ đến khoảng pH chuẩn sẽ gây ra sự đông tụ và biến tính các protein trong lớp biểu bì và trung bì một cách có kiểm soát. 

Như chúng ta biết, pH dung dịch càng thấp thì sẽ càng dễ cho ion H+ và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế khả năng cho ion H+ sẽ được biểu thị bởi một thông số khác - pKa là một đại lượng thể hiện khả năng phân ly cho ion H+. Ta có thể hiểu, pH chính là thước đo nồng độ của ion H+ trong một dung dịch trong khi pKa là đại diện cho khả năng phân ly tạo ra ion H+ tại một pH nhất định.

Vì thế, pH càng thấp chưa chắc là đã đạt được hiệu quả điều trị tốt bởi nguy cơ gây kích ứng cao hơn là hiệu quả, pH lý tưởng sẽ cho thấy khả năng gây đông tụ protein tối ưu nằm trong khoảng pH chuẩn, hiệu quả gây đông tụ protein thể hiện qua hiện tượng “frosting” trên làn da. Qua đây, Hyaestic muốn bạn hiểu rằng nồng độ chưa hẳn sẽ tuyến tính với hiệu quả peel, nhưng pH chuẩn sẽ cho pKa tối ưu là cơ sở cho hiệu quả gây đông tụ protein.

Cơ chế tác động của dung dịch peel 

Các hoạt chất peel khi tiếp xúc với làn da, sẽ giải phóng các ion H+ làm tổn thương tế bào gây ra hiện tượng frosting, kích hoạt cơ chế tự chữa lành vết thương của làn da, gửi tín hiệu gây của quá trình viêm, hóa hướng động các chất trung gian gây viêm, giải phóng các cytokine và chemokine. Đồng thời quá trình viêm có kiểm soát sẽ kích hoạt chuỗi tín hiệu làm lành bao gồm kích thích, phát triển và lắng đọng collagen và elastin mới ở da, tái thiết lập tổ chức protein khung cấu trúc và mô liên kế dưới da, đồng thời tái tạo tế bào sừng mới.

(A) Da trước khi peel - (B) Loại bỏ lớp biểu bì và nhú trung bì - (C) Tăng sinh biểu bì và phân bố sau 72 giờ - (D) Tái tạo biểu mô

Peel chuẩn y khoa có các bước như thế nào?

Peel chuẩn y khoa sẽ có sự khác biệt như thế nào, Hyaestic mời bạn theo dõi quy trình thực hiện dưới đây:

Chuẩn bị da trước peel

Chuẩn bị da trước peel (Pre-peel) hay còn gọi là giai đoạn mồi (prime) là quá trình gồm các bước chăm sóc da trước khi thực hiện peel với 2 mục đích chính:

  • Làm giảm độ dày lớp sừng

  • Giảm tình trạng tăng sắc tố sau viêm

Quá trình này sẽ giúp làn da quen dần với các hoạt chất peel, chuẩn bị một nền da khỏe để peel đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Và các hoạt chất được sử dụng để chuẩn bị làn da trước peel bao gồm Azelaic Acid, BHA, Retinol, Vitamin C, Arbutin,...

Quy trình thực hiện

Bước 1: Làm sạch da

Bước 2: Sử dụng acetone, cồn hoặc BHA nền cồn để loại bỏ toàn bộ lượng bã nhờn trên da.

Bước 3: Bôi vaseline hoặc parafin lên các vùng da nhạy cảm như vùng quanh mắt, mũi, vùng quanh miệng, rãnh mũi má trong và các rãnh tam giác quanh chóp/rãnh mũi-jugal. 

Cần đặc biệt cẩn thận để bảo vệ những vùng da này vì các hoạt chất acid có xu hướng đọng lại ở những rãnh lõm và gây ra hiện tượng dày sừng quá mức.

Bước 4: Thoa lực đều tay bằng gạc chứa dung dịch peel. Lực tay đều, mạnh, bắt đầu từ trán và thoa khắp mặt.

Bước 5: Khi apply thêm lớp, hãy đợi 3-5 phút sau mỗi lớp để hoạt chất thẩm thấu vào da.

Bước 6: Sau 3-5 phút, chườm mát để làm dịu da. Để lại trên da trong 4-5 phút. 

Riêng peel TCA sẽ tự trung hòa và không cần trung hòa thủ công. TCA sẽ tự trung hòa khi da đã hấp thụ lớp apply, thường trong khoảng từ 5-7 phút.

Bước 7: Kết thúc điều trị bằng cách thoa kem chống nắng SPF 30+ trở lên.

Chuẩn bị da sau peel

Làn da thường sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng căng da, bị bong tróc nhẹ trong khoảng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 và có thể bong tróc thực sự trong tối đa 7 ngày. Để peel da phát huy tối đa tác động và khôi phục hàng rào bảo vệ da hiệu quả, một số điều mà bạn cần lưu ý sau:

➖Tạm ngưng các hoạt chất đặc trị như retinol, vitamin C,... trong từ 5-6 ngày sau khi peel

➖Không tẩy tế bào chết cho làn da

➖Chống nắng đủ lượng

➖Phục hồi, củng cố hàng rào bảo vệ da

➖Hạn chế trang điểm, các hoạt động tăng tiết mồ hôi

Nói chung, giai đoạn này làn da bạn cực kỳ nhạy cảm nên chúng ta cần phải cung cấp đủ độ ẩm cho làn da, tăng cường các yếu tố tín hiệu để đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương và bảo vệ làn da khỏi tác động của tia bức xạ bằng thiết kế một routine Post-peel chứa các hoạt chất như vitamin B5, HA, peptide, chống nắng vật lý.

Điều nổi bật của Hyaestic peel

Chắc hẳn đến đây thì các bạn là nắm được rằng độ mạnh của một dung dịch không chỉ dựa vào nồng độ mà còn thể hiện qua thông số pH, cụ thể hơn chính là pH chuẩn

Nắm rõ nguyên lý đó, Hyaestic sẽ ra mắt dòng peel professional, ứng dụng pH chuẩn, tối ưu hóa hiệu quả gây ra hiện tượng frosting, nâng cao hoạt tính sinh học của hoạt chất đồng thời sản xuất sản phẩm peel với nồng độ chuẩn, tinh khiết, nguyên chất, không lẫn các hoạt chất peel khác. 

Dòng peel professional với 3 sản phẩm sau:

 Hoạt chấtNồng độChỉ định

Hyaestic Peel For Acne Prone Skin Salicylic Acid 20%

Salicylic Acid20%

- Tình trạng mụn trứng cá, tăng tiết bã nhờn

- Dày sừng

- Rối loạn tăng sắc tố

- Lão hóa do ánh sáng nhẹ

Hyaestic Medium-Depth Solution Peel TCA 15%

Trichloroacetic acid15%

- Lão hóa do ánh sáng

- Nếp nhăn

- Sẹo lõm - nông

- Rối loạn sắc tố

Hyaestic Cross Technique & Depth Peel TCA 40%

Trichloroacetic acid40%

- Chấm điểm trên vùng da nhỏ, ứng dụng điều trị sẹo đáy nhọn.

- Làm đầy sẹo lõm, cải thiện các đốm sắc tố

Sau bài này, Hyaestic hy vọng rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về phương pháp peel da cũng như các thao tác chuẩn trong quy trình thực hiện. Và quan trọng là mức độ thẩm thấu, hiệu lực tác động của dung dịch peel trên làn da, không thể chỉ đánh giá thông qua nồng độ hoạt chất mà còn ở pH và khả năng phân ly cho ion H+ bạn nhé.

Tham khảo thêm các sản phẩm khác: TẠI ĐÂY 

[1] Fischer TC, Perosino E, Poli F, Viera MS, Dreno B; Cosmetic Dermatology European Expert Group. Chemical peels in aesthetic dermatology: an update 2009. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2010;24(3):281-292. doi:10.1111/j.1468-3083.2009.03409.x

[2] Khunger, Niti. “Step By Step Chemical Peels.” (2009).

[3] Khunger, Niti & Chanana, Charvi. (2022). A perspective on what’s new in chemical peels. Cosmoderma. 2. 14. 10.25259/CSDM_5_2022. 

[4] Samargandy S, Raggio BS. Skin Resurfacing Chemical Peels. In: StatPearls. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; May 1, 2022.

[5] Soleymani T, Lanoue J, Rahman Z. A Practical Approach to Chemical Peels: A Review of Fundamentals and Step-by-step Algorithmic Protocol for Treatment. J Clin Aesthet Dermatol. 2018;11(8):21-28.

← Bài trước Bài sau →