MOISTURIZER - LIỆU CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ DƯỠNG ẨM?

MOISTURIZER - LIỆU CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ DƯỠNG ẨM?

Một làn da căng bóng, mịn màng không đơn thuần chúng ta chỉ tẩy tế bào chết hay tăng cường bước sử dụng các hoạt chất tái tạo da mà điều duy trì một làn da căng bóng chính là độ ẩm. Để tìm hiểu sâu hơn về độ ẩm của làn da, hãy cùng Hyaestic theo dõi bài viết sau giúp bạn thấu hiểu và sản phẩm phù hợp cho làn da bạn nhé.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu về độ ẩm là gì và giúp ích gì cho làn da của chúng ta.

THẾ NÀO LÀ ĐỘ ẨM CỦA LÀN DA?

Như chúng ta biết, cơ thể chúng ta chiếm đến 70% là nước cho thấy nước đảm nhiệm vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Không riêng gì cơ thể, làn da của chúng ta cũng tương tự, nước cung cấp đủ độ ẩm giúp duy trì một làn da căng bóng, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, điều hòa các hoạt động chuyển hóa của làn da.

Yếu tố duy trì độ ẩm này được bảo tồn bởi hàng rào bảo vệ của tổ chức da - lớp sừng. Da của chúng ta được cấu tạo từ ba lớp chính: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Lớp biểu bì được tạo thành từ 5 lớp khác và lớp trên cùng hay lớp ngoài cùng bề mặt da, được gọi là lớp - hàng rào bảo vệ da. 

Với vai trò bảo vệ, lớp sừng ngăn chặn sự thâm nhập từ các yếu tố từ môi trường, đồng thời bảo vệ làn da trước nguy cơ mất nước qua biểu bì. Điều này nhờ vào các tế bào sừng kết dính với nhau bằng cách lipid ngoại bào bao xung quanh các tế bào sừng, hình thành một bức tường kiên cố.

KHẢ NĂNG BẢO VỆ GIỮA DA KHỎE MẠNH VÀ DA THIẾU ẨM

Sự toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da được bảo toàn khi các tế bào sừng ngậm đủ nước, các tế bào xếp khít với nhau giảm thiểu sự mất nước qua biểu bì - TEWL.

Đối với làn da mất nước, thiếu độ ẩm hay làn da bị tổn thương hàng rào bảo vệ khi đấy các yếu tố bảo vệ tự nhiên của làn da bị suy yếu, các tế bào sừng theo cơ chế tự nhiên sẽ co lại, điều này tạo ra những khoảng gian bào trống khiến cho nước có thể đi ra từ bên ngoài, dẫn đến tình trạng làn da vừa bị các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào vừa bị thất thoát nước ra bên ngoài.

VAI TRÒ CỦA CÁC SẢN PHẨM CUNG CẤP ĐỘ ẨM CHO LÀN DA

Như đã biết, độ ẩm của làn da là yếu tố quan trọng để duy trì sự căng bóng, nhưng dưới các tác động từ môi trường sẽ khiến hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da bị suy yếu, mất dần độ ẩm làn da trở nên khô ráp, nhạy cảm,.... Đó là lý do chúng ta luôn cần nạp lại cho làn da lượng nước mỗi ngày bằng các sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm, cấp ẩm, cung cấp lại dưỡng chất cho làn da.

CÔNG DỤNG CỦA CÁC HOẠT CHẤT DƯỠNG ẨM

Các sản phẩm cung cấp độ ẩm cho làn da, ngoài hoạt động cải thiện tình trạng thiếu độ ẩm, duy trì trạng thái căng mướt cho làn da, sản phẩm dưỡng ẩm còn có một số vai trò như sau:

  • Dưỡng ẩm 

Tác động dưỡng ẩm nhờ vào khả năng giảm thiểu sự thoát hơi nước qua da, đây là hiện tượng mà chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn, bởi việc thoát nước chính là hiện tượng sinh lý giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ nội môi so với bên ngoài.

Việc giảm thiểu tình trạng này sẽ giúp làn da chúng ta duy trì được lượng độ ẩm tối thiểu giúp da duy trì trạng thái khỏe mạnh, căng mướt, chống chọi với các yếu tố khác từ môi trường.

  • Chống viêm

Điểm mặt một số thành phần như panthenol, glycerin, aloe vera, peptide, hyaluronic acid,... được đánh giá có đặc tính kháng viêm, làm dịu da theo các tác động khác nhau trong quá trình cản trở chuỗi tín hiệu gây viêm.

  • Đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương

Các hoạt chất điển hình như Panthenol hay Hyaluronic Acid được ghi nhận khả năng tăng cường quá trình sừng hóa, sản sinh tế bào, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

  • Chống lão hóa

Một số hoạt chất như vitamin B5, Hyaluronic Acid thì ngoài các vai trò thông thường thì cả hai hoạt chất này còn được nghiên cứu cho hiệu quả chống lão hóa, cho thấy hiệu quả kích thich, hoạt hóa quá trình sản sinh collagen, tái thiết lập khung ngoại bào.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÁC CHẤT CUNG CẤP ĐỘ ẨM CHO LÀN DA

Như chúng ta đã biết thì độ ẩm của làn da được bảo tồn bởi tổ chức da hay cụ thể hơn chính là lớp sừng của lớp biểu bì. Nước tại các lớp biểu bì sâu sẽ được đưa lên trên nhằm hydrat hóa các tế bào trên cùng, việc cung cấp đủ độ ẩm cho lớp sừng là điều cần thiết tối thiểu để duy trì làn da căng mướt cũng như độ đàn hồi của da.

Cấu trúc của lớp sừng bao gồm các tế bào có nhân được gọi là tế bào sừng, hình thành từ các tế bào tại lớp đáy di chuyển và biệt hóa lên trên cho đến khi chúng tạo thành lớp sừng. Lớp sừng là yếu tố then chốt, giữ độ ẩm bên trong da, giữ nước, duy trì độ ẩm của làn da. Dưới đây là 5 yếu tố chính hình thành nên một lớp sừng vững chắc: 

  • Các tế bào sừng xếp chồng lên nhau là chìa khóa trong việc hình thành một rào cản vật lý, sinh học và hóa học với thế giới bên ngoài, mang lại khả năng điều hòa nhiệt cũng như tránh ô nhiễm, vi khuẩn và chất gây dị ứng đồng thời tạo nên sự đàn hồi cho làn da.

  • Lipid ngoại bào xung quanh tế bào sừng: lớp lipid kép của lớp sừng hoạt động như một hàng rào độ ẩm ngăn chặn sự thâm nhập từ môi trường bên ngoài đồng thời là cầu nối giúp các hoạt chất thẩm thấu vào da.

  • Các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMF) trong tế bào sừng bao gồm các acid amin có nguồn gốc từ protein filaggrin của tế bào sừng và các phân tử muối có khả năng hút ẩm, dự trữ độ ẩm từ không khí vào bên trong da.

  • Lớp màng Acid Mantle là một lớp màng acid mỏng tự nhiên trên bề mặt da, được tạo thành từ các acid béo trong tuyến dầu và mồ hôi. Đảm nhiệm chức năng bảo vệ sự toàn vẹn của hàng rào bảo vệ khỏi các tác nhân từ bên ngoài đồng thời giảm thiểu quá trình thoát nước qua da.

  • Quá trình các tế bào sừng đứt liên kết hay chúng ta thường biết như quá trình bong tróc khi các tế bào chết bong ra khỏi bề mặt da. Ở quá trình này, các corneodesmosome bị phân hủy bởi enzyme serine protease - là một enzyme thủy phân nên đối với lớp sừng có độ ẩm thấp, hoạt động xúc tác sẽ suy giảm.

Do đó, để duy trì một làn da căng mướt điều chúng ta cần là cung cấp đủ độ ẩm, dưỡng chất cho lớp sừng bằng các sản phẩm dưỡng ẩm.

Các sản phẩm cung cấp độ ẩm cho da giúp

  • Tăng cường quá trình hydrat hóa

  • Tăng hàm lượng nước, độ ẩm trực tiếp cho da từ pha nước

  • Giảm thiểu sự mất nước qua biểu bì - TEWL

  • Tạo lớp màng bảo vệ làm dịu và bảo vệ da tác động bên ngoài

Hơn nữa, các sản phẩm cung cấp độ ẩm còn có thể lấp đầy khoảng trống tại vị trí các tế bào sừng bị bong một phần đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ, dự trữ và phân bố lượng nước của lớp lipid kép. 

PHÂN LOẠI THEO CƠ CHẾ

Về cơ bản thì các sản phẩm cung cấp độ ẩm nói chung đều cho hiệu quả dưỡng ẩm, duy trì độ ẩm cho làn da, tăng cường khả năng chống chọi của làn da. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn thì các hoạt chất, thành phần dưỡng ẩm đều có sự khác nhau về cơ chế dự trữ nước. 

Dựa vào điều này mà hiện tại chúng ta có 3 phân loại sau:

 

Occlusive agents (Chất khóa ẩm)

Humectants (Chất hút ẩm)

Emollients (Chất làm mềm)

Cơ chế tác động
  • Hình thành một hàng rào kỵ nước bao phủ bề mặt da ngăn chặn tình trạng mất nước qua biểu bì - TEWL.
  • Hút ẩm từ các lớp biểu bì, hạ bì đặc biệt là từ không khí môi trường bên ngoài. Tăng hàm lượng nước trong lớp sừng.
  • Làm mềm, làm mịn bề mặt da bằng cách lấp đầy các khoảng trống len lỏi giữa các tế bào sừng.
Hoạt chất
  • Petrolatum (Dầu thô), Lanolin, Sáp ong
  • Glycerin, Sorbitol, Ure, Natri lactate
  • Cholesterol, Squalene, Fatty Acids/Fatty alcohol
Ưu điểm
  • Ngăn chặn tối đa tình trạng TEWL
  • Tăng cường độ ẩm
  • Cân bằng độ ẩm 
  • Điều tiết bã nhờn
  • Giảm thiểu TEWL
  • Tạo lớp màng ẩm
Nhược điểm
  • Mùi khó chịu
  • Nguy cơ kích ứng
  • Bít da, bít tắc lỗ chân lông
  • Độ ẩm không khí thấp sẽ tăng cường hút ẩm từ các lớp tổ chức da => Hút ẩm ngược, khiến da khô căng tức
  • Bết dính
  • Nguy cơ kích ứng
  • Tắc nghẽn lỗ chân lông

Một phân nhóm khác

Protein rejuvenators là các protein có chức năng khôi phục, tái tạo cũng như cung cấp độ ẩm duy trì sự đàn hồi, săn chắc cho làn da như collagen, elastin hay keratin tuy nhiên trên thực tế bản chất là đại phân tử protein có phân tử khối lớn cấu trúc khá cồng kềnh nên khi tiếp xúc với lớp màng tế bào kỵ nước sẽ khó thẩm thấu qua tổ chức da, không đánh giá được hiệu quả thực nghiệm.

Thành phần chúng ta thường bắt gặp trong các sản phẩm dưỡng ẩm chính là phân loại Humectants (Chất hút ẩm) và phối hợp có tỷ lệ với hai phân loại còn lại. Như đã đề cập nguyên lý của Humectants thì loại này sẽ nhận độ ẩm từ cả môi trường nội sinh và ngoại sinh nên khi độ ẩm bên ngoài thấp sẽ xảy ra hiện tượng hút ẩm ngược điều này sẽ khiến làn da khô, tăng sự mất nước qua biểu bì (TEWL). 

Sở dĩ, Humectants được sử dụng phổ biến bởi hiệu quả mang lại tối ưu, hạn chế nguy cơ kích ứng, hay quan trọng hơn chính là cảm giác thoáng da, không gây bí da và bít tắc lỗ chân lông. Do đó, Humectants thường không sử dụng đơn lẻ mà sẽ phối hợp với các phân loại khác chủ yếu giúp cải thiện nhược điểm của Humectants, giữ và duy trì lượng nước trên da.

THẢO LUẬN

Suy cho cùng, các hoạt chất cấp ẩm cho làn da đều sẽ giúp làn da của chúng ta lấy lại được độ ẩm, tăng khả năng chống chọi với điều kiện bên ngoài. 

Dựa vào nguyên lý hoạt động chúng ta cũng biết có 3 phân loại dưỡng ẩm, mỗi phân loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên nếu nói về sản phẩm dưỡng ẩm lý tưởng, điều này phụ thuộc đa phần vào chính làn da của bạn. Bởi vì làn da mỗi người có cấu trúc và đáp ứng khác nhau nên hãy lắng nghe làn da của bạn đang gặp vấn đề gì, thuộc type da nào và cần một hoạt chất dưỡng ẩm như thế nào bạn nhé. 

Ngoài ra, chúng ta luôn mong muốn tìm kiếm một sản phẩm toàn diện, không riêng gì chúng ta, điều này cũng là một thách thức lớn đối với các nhà phát triển công thức, không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng không chỉ an toàn, hiệu quả, mà còn phải hạn chế tối đa kích ứng, có tình thẩm mỹ tốt và cảm giác dễ chịu khi thoa lên da là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm dưỡng ẩm.

Tham khảo thêm các sản phẩm khác: TẠI ĐÂY 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Rawlings, A. V., Canestrari, D. A., & Dobkowski, B. (2004). Moisturizer technology versus clinical performance. Dermatologic Therapy, 17(s1), 49–56. doi:10.1111/j.1396-0296.2004.04s1006.x 

[2] Loden, M. (2005). The clinical benefit of moisturizers. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 19(6), 672–688. doi:10.1111/j.1468-3083.2005.01326.x

[3] Loden, M. (n.d.). Treatments Improving Skin Barrier Function. Skin Barrier Function, 112–122. doi:10.1159/000441586

[4] Purnamawati, S., Indrastuti, N., Danarti, R., & Saefudin, T. (2017). The Role of Moisturizers in Addressing Various Kinds of Dermatitis: A Review. Clinical medicine & research, 15(3-4), 75–87. https://doi.org/10.3121/cmr.2017.1363 

[5] Loden M.  Do moisturisers work?  Journal of Cosmetic Dermatology, 2, 141-149

[6] Lee T, Friedman A.  Skin barrier health: Regulation and repair of the stratum corneum and the role of over-the-counter skincare.  J Drugs Dermatol 2016; 15(9): 1047-1051.

[7] Rawlings AV, Harding CR.  Moisturisation and skin barrier function.  Dermatol Ther 2004; 17 Suppl 1: 43-48.

[8] Y Appa.  Facial Moisturisers, in Cosmetic Dermatology - Products and Procedures, Draelos Z, ed.  Blackwell Publishing, UK (2016) pp 132-137.

[9] S Pillai, M Manco, C Oresajo.  Epidermal Barrier in Cosmetic Dermatology – Products and Procedures, Draelos Z, ed.  Blackwell Publishing (2016) pp 3 – 11.

[10] J Del Rosso.  Moisturiser and Barrier Repair Formulations in Cosmeceuticals, Draelos Z ed.  Elsevier Canada (2016) pp 81-89.

[11] G Grove, J Damia, T Houser, C Zerweck, Evaluating Cosmeceutical Efficacy in Cosmeceuticals, Draelos Z ed.  Elsevier Canada (2016) pp 21-25.

[12] T Vandergriff, Anatomy and Physiology in Dermatology, Bolognia J ed.  Elsevier Ltd (2018) pp 44-55.

 
 
 
 
 
← Bài trước Bài sau →