MỤN - ĐỊNH NGHĨA MÀ CHÚNG TA CẦN NÊN HIỂU ĐÚNG
- Người viết: LIMITED HYAESTIC VIET NAM COMPANY lúc
- Tin tức
Hẳn chúng ta đều biết mụn là một vấn đề da khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mụn trứng cá, không chỉ riêng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da mà còn là trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Dù là một tình trạng không mấy xa lạ nhưng dưới nhiều yếu tố tác động là nguy cơ kéo dài hoặc trầm trọng hơn nền mụn vốn có. Để giúp bạn hiểu rõ hơn và có cái nhìn bao quát về mụn Hyaestic sẽ lý giải ngay bằng bài viết dưới đây nhé.
Mụn trứng cá là gì?[1][7][8]
Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý phổ biến của làn da, một dạng viêm da mãn tính xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt khởi phát mạnh mẽ khi bước sang độ tuổi dậy thì. Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, các hormon kích thích quá trình tiết dầu trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Ở một làn da bình thường, các tuyến bã nhờn nằm trong nang lông giữ chức năng duy trì độ ẩm cho làn da, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Trong khi các làn da mụn trứng cá, tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn, các tế bào sừng bên trong lỗ chân lông dính lấy nhau, khiến cho quá trình sừng hóa bị tích tụ tế bào chết, từ đó, tạo môi trường cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Bởi lẽ hình thành từ các bụi bẩn, bã nhờn nên mụn trứng cá thường phân bố tại cái vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như
Vùng da mặt
Vùng da trán
Vùng da lưng
Vùng da ngực
Đối tượng[7]
Mụn xảy ra không giới hạn độ tuổi hay bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên yếu tố nguy cơ cũng là cơ sở cho từng đối tượng, như ở độ tuổi dậy hay làn da bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường thường xuyên khiến làn da tiết nhiều dầu nhờn.
Phân loại[4][5][6][9]
Mụn trứng cá - là một tên gọi chung cho tình trạng bệnh lý của làn da, ngoài ra chúng ta còn có những tên khác cụ thể từng loại mụn. Để xử lý mụn đúng cách thì trước hết chúng ta cần nắm rõ mụn trứng cá được phân loại như thế nào.
Chúng ta có rất nhiều bảng phân loại mụn khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng ta có 6 loại mụn điển hình tương ứng với 2 nhóm lớn cần nhận diện và xác định hướng xử lý tối ưu nhất.
Nhóm | Loại | Dạng | Nhận diện | Mức độ |
Mụn trứng cá không viêm | Mụn đầu đen (open comedones) | Comedonica | Là các nốt mụn xuất hiện dưới dạng phần đầu đen trên bề mặt da hay còn được biết đến là mụn có nhân mở. Phần đầu bị đen là các bã nhờn và tế bào chết hiện hữu trên bề mặt da, bị oxy hóa bởi không khí bên ngoài. Mụn đầu đen có nguy cơ phát triển thành mụn viêm | I - Nhẹ |
Mụn đầu trắng (closed comedones) | Là các nốt mụn nhân kín, xuất hiện dưới dạng các mụn với đầu màu trắng. Các mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt của lỗ chân lông đóng kín. Mụn đầu trắng có nguy cơ phát triển thành mụn viêm | II - Vừa đến mụn mủ | ||
Mụn trứng cá viêm | Mụn sẩn (Papules) | Papular - pustular | Là các nốt mụn viêm đỏ có nhân mụn ở giữa | II - Vừa đến mụn mủ |
Mụn mủ (Pustules) | Mụn mủ chính là kết quả của quá trình mụn sẩn phát triển. Các nốt mụn sẽ chứa đầy các tế bào bạch cầu hay thường biết đến là mủ. | |||
Mụn bọc (Nodules) | Nodular | Là tình trạng mụn tổn thương nghiêm trọng và phổ biến nhất. Nốt mụn sưng viêm tương đối lớn, hiện rõ nhân mụn, đặc biệt là sưng đau nhiều. Sự tích tụ dày đặc của mụn bọc, là cơ sở gây ra các tổn thương nặng nề từ trong nang lông, nguy cơ hình thành sẹo cao. | III - Nặng | |
Mụn nang (Cysts) | Được là tình trạng mụn nặng nề nhất, có sự sưng viêm diện rộng, và đau lan tỏa. Kích thước khá lớn, tổn thương tầng sâu nên rất dễ để lại sẹo sâu. | IV - Nghiêm trọng |
Nguyên nhân hình thành mụn
Không phải tự nhiên mà làn da của chúng ta sinh mụn, tất cả điều có nguyên nhân của nó. Mụn chính là kết quả của sự dày sừng quá mức của biểu mô gây tích tụ bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và là nơi “định cư” của vi khuẩn Curtobacterium acnes. Và nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ không chỉ có một mà được chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác như:
Nội tiết: Điển hình như trong giai đoạn dậy thì, các hormone nội tiết được sản xuất nhiều, khiến các tuyến bã nhờn phát triển hơn, điều này khiến cho hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn mạnh mẽ hơn bình thường.
Ô nhiễm: Nói chung là một tình trạng gây hại cho làn da, để chống lại điều đó làn da sẽ tự vệ bằng cách tiết nhiều dầu để ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài.
Yếu tố di truyền: tương tự như các bệnh di truyền khác, sự di truyền bộ gen từ thế hệ trước có thể chiếm phần nào nguy cơ gây mụn.
Thuốc
Giai đoạn hình thành mụn[2][11]
Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành mụn, Hyaestic sẽ đi sâu hơn về các giai đoạn hình thành mụn, giúp bạn có các nhìn chi tiết hơn nhằm xác định rõ mức độ phát triển của mụn.
Cụ thể sự hình thành mụn sẽ trải qua 4 giai đoạn, tương ứng với nguy cơ phát triển của 6 phân loại mụn trứng cá Hyaestic đã cập nhật ở dưới trên.
4 giai đoạn hình thành mụn từ tình trạng không viêm đến viêm
Source: Lecturio
Giai đoạn 1: Tăng sừng hóa nang lông (Microcomedo)
Hệ quả của quá trình tăng sừng hóa khiến cho các tế bào sừng dính lấy nhau, không bong ra, tích tụ bên trong nang lông, đồng thời gây ứ đọng bụi bẩn, bã nhờn => Hình thành mụn nhỏ như mụn ẩn
Giai đoạn 2: Sản xuất bã nhờn quá mức (Comedo)
Hoạt động của tuyến bã nhờn bị chi phối chủ yếu bởi các hormone nội tiết như androgen. Điều này tác động qua lại với giai đoạn 1 khiến cho sự dày sừng ngày càng dày đặc và tích lũy nhiều hơn trong nang lông.
Giai đoạn 3: Sự tấn công của C. acnes vào nang lông (Papule/Pustule)
Trạng thái nang lông tắc nghẽn tạo thành một môi trường hoàn hảo để Curtobacterium acnes phát triển. Cụ thể, hoạt động của C.acnes sẽ tạo ra một loại enzyme lipase ly giải lipid và các acid béo tự do trong tuyến bã nhờn => quá trình này sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, gây viêm cục bộ.
Giai đoạn 4: Phản ứng viêm (Nodule/Cyst)
Sự thâm nhập của C.acnes kích hoạt tín hiệu gây viêm của hệ miễn dịch -> giải phóng và huy động các cytokine tiền viêm -> hóa hướng động bạch cầu trung tính đến vị trí chứa C.acnes -> diễn ra quá trình viêm -> viêm tiến triển.
Các tế bào miễn dịch trong môi trường vi mô của tuyến bã nhờn trên làn da bị mụn trứng cá
Hoạt động miễn dịch của làn da ở môi trường vi mô
Source: MDPI
Các tế bào chịu trách nhiệm chính trong hệ thống miễn dịch của làn da khi nhận được tín hiệu có sự xâm nhập của C.acnes bao gồm:
Tế bào Langerhans
Tế bào đuôi gai của lớp hạ bì
Đại thực bào
Tế bào mast
Tế bào lympho B và T
Bạch cầu trung tính
Tế bào sừng
Các nghiên cứu ghi nhận biểu hiện của TLR2 và TLR4 gia tăng trong bệnh lý mụn trứng cá, kéo theo kích hoạt sản xuất các cytokine gây viêm như TNF, IL-1, IL-8, IL-12. Các interleukin tạo điều kiện cho bạch cầu trung tính di chuyển đến ổ mụn và tiết ra enzyme lysosome tham gia vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn nội bào.
Ngoài ra, C. acnes kích thích sản xuất metalloproteinase (MMP), enzym này có hoạt tính gây viêm và tham gia vào quá trình thoái hóa collagen, đồng thời là nguy cơ hình thành sẹo sau mụn
Hướng điều trị mụn trứng cá[10]
Đối với mụn trứng cá, tổn thương không chỉ dừng lại ở quá trình hình thành mụn mà còn có nguy cơ để lại sẹo sau mụn. Do đó, hướng điều trị của chúng ta cần phải thỏa mãn các tiêu chí:
Kiểm soát sự phát triển mụn
Hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo và tổn thương sâu
Giảm tình trạng viêm, nhiễm
Điều tiết lượng bã nhờn
Trước mắt thì chúng ta có một số phương pháp điều trị mụn như
Điều trị đường uống
Đường uống là một phương pháp phổ biến, thường được các bác sĩ da liễu ứng dụng rộng rãi. Bởi các loại thuốc uống sẽ tác động trực tiếp lên vi khuẩn C.acnes hay điều hòa lại mụn do yếu tố nội tiết. Một số thuốc phổ biến như
Kháng sinh
Kháng androgen
Progestin hay Estrogen
Isotretinoin
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được giám sát bởi chuyên gia và bác sĩ da liễu và quá trình sử dụng có thời gian và hướng dẫn cụ thể, không nên tùy tiện sử dụng.
Liệu trình xâm lấn
Các liệu trình xâm lấn sẽ rút ngắn thời gian điều trị, cải thiện phần lớn các tình trạng mụn, thường kết hợp với các liệu pháp trị mụn khác như đường uống cùng đường bôi ngoài. Bởi tần suất thực hiện cần được chỉ định bởi chuyên gia. Các phương pháp thường được thực hiện như
Peel da
Liệu pháp ánh sáng IPL, PDT,
Laser
Đối với các liệu trình xâm lấn làn da cần được hướng dẫn kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị trước và sau thực hiện bởi nếu không hậu quả có thể nặng nề hơn so với ban đầu. Bởi vì làn da mụn đã là một làn da nhạy cảm, khi gây ra những tổn thương có kiểm soát nhưng không được chăm sóc cẩn thận sẽ càng tăng mức độ nhạy cảm hơn với các tác động khác đặc biệt là ánh sáng.
Điều trị bằng bôi ngoài
Bôi ngoài là một phương pháp gần như rất thông dụng với các tín đồ skincare, dễ dàng mua và sử dụng. Chủ yếu dùng là dùng biện pháp nào thì bôi ngoài luôn là lựa chọn dùng phối hợp trong các phác đồ điều trị mụn.
Dưới đây là một số hoạt chất được sử dụng phổ biến
Nhóm Retinoids
Retinoids là nhóm quá thông dụng, ai cũng biết đến với vai trò chống lão hóa, ngoài chống lão hóa, Retinoids còn được ứng dụng trong điều trị mụn cụ thể là Tretinoin, Adapalene hay Retinol là 3 hoạt chất được đánh giá cao cho hiệu quả cải thiện mụn, bạt sừng, điều tiết lại lượng dầu trên da. Bên cạnh đó, nhóm này cũng được phối hợp với kháng sinh như Clindamycin, Erythromycin đồng thời làm tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá bằng các tiêu diệt vi khuẩn C.acnes.
>>> Sản phẩm gợi ý: Hyaestic 0,5% Pure Retinol/Hyaestic 1% Pure Retinol
Azelaic Acid
Nhìn chung thì các làn da mụn trứng cá tương đối nhạy cảm, thì Azelaic Acid là thành phần dịu nhẹ, lành tính, làm giảm viêm đặc biệt hiệu quả, đồng thời cải thiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm rõ rệt, làm mờ các vết thâm sau mụn.
>>> Sản phẩm gợi ý: Hyaestic 0,5% BHA & 10% Aze Cream
Salicylic Acid (BHA)
Salicylic Acid là hoạt chất có khả năng làm bạt sừng, làm đứt liên kết giữa các tế bào sừng lại với nhau. BHA giúp làm sạch các tế bào tích tụ sâu bên trong lỗ chân lông nhờ vào cấu trúc thân dầu, đồng thời kiểm soát lượng bã nhờn tiết ra, lấy đi môi trường phát triển của C.acnes.
>>> Sản phẩm gợi ý: Hyaestic BHA 2% Pore Refining
Benzoyl Peroxide
Benzoyl Peroxide là hoạt chất diệt khuẩn một cách gián tiếp thông qua quá trình trao đổi chất với môi trường. Phá vỡ màng tế bào vi khuẩn nhờ bào gốc oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
>>> Sản phẩm gợi ý: Hyaestic Spot Treatment 2.5% Benzoyl Peroxide
Kháng sinh
Kháng sinh là lựa chọn tối ưu nhưng khi sử dụng phải được cân nhắc cẩn thận bởi nguy cơ đề kháng cao, và mụn trứng cá là một bệnh lý mãn tính, chúng ta không thể sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, kháng sinh đường bôi thường sử dụng trong thời gian ngắn để đảm bảo độ nhạy với vi khuẩn.
Tóm lại, mụn trứng cá là tình trạng chung, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nếu bạn theo dõi tới đây, Hyaestic chắc chắn bạn đã nắm được nguyên nhân, mức độ cũng như hướng điều trị mụn trứng cá mà bạn cần phải biết nhé. Và như bạn thấy đấy, Hyaestic đã gợi ý cho bạn một số thông tin đầy đủ các phương pháp điều trị mà bạn nên tham khảo khi mắc phải mụn trứng cá.
Sau cùng, dù bạn chọn liệu pháp nào thì đường bôi chắc chắn là lựa chọn lâu dài, Hyaestic khuyên bạn nên đầu tư cho làn da một quy trình chăm sóc da khoa học bạn nhé.
Tham khảo thêm các sản phẩm khác: TẠI ĐÂY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hwang HJ, Kim JE, Lee KW. Sulforaphene Attenuates Cutibacterium acnes-Induced Inflammation. J Microbiol Biotechnol. 2022;32(11):1390-1395. doi:10.4014/jmb.2209.09051
[2] Firlej E, Kowalska W, Szymaszek K, Roliński J, Bartosińska J. The Role of Skin Immune System in Acne. Journal of Clinical Medicine. 2022; 11(6):1579. https://doi.org/10.3390/jcm11061579
[3] Ramli, R., Malik, A. S., Hani, A. F. M., & Jamil, A. (2011). Acne analysis, grading and computational assessment methods: an overview. Skin Research and Technology, 18(1), 1–14. doi:10.1111/j.1600-0846.2011.00542.x
[4] Batista A.S.F., Ana P. Types of Acne and Associated Therapy: A Review. Amr. Res. J. Pharm. 2016;2016:1–9.
[5] Sutaria AH, Masood S, Schlessinger J. Acne Vulgaris. [Updated 2023 Feb 16]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459173/
[6] Branch, N. S. C. a. O. (2023, June 8). Acne. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. https://www.niams.nih.gov/health-topics/acne
[7] Website, N. (2023, January 4). Acne. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/acne/
[8] Keri, J. E. (2023, June 8). Acne. MSD Manual Consumer Version. https://www.msdmanuals.com/en-au/home/skin-disorders/acne-and-related-disorders/acne
[9] Crna, R. N. M. (2020, February 7). What to know about comedonal acne. https://www.medicalnewstoday.com/articles/comedonal-acne
[10] Professional, C. C. M. (n.d.). Acne. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12233-acne
[11] Lecturio, September 8, 2022, Acne Vulgaris. Lecturio. https://app.lecturio.com/#/article/3462