ĐIỂM DANH HAI THÀNH PHẦN SÁNG GIÁ TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO HIỆU QUẢ

ĐIỂM DANH HAI THÀNH PHẦN SÁNG GIÁ TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO HIỆU QUẢ

Sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương trong giai đoạn phục hồi (liền vết thương) của da. Tuy nhiên, với những thương tổn sâu, rộng và nghiêm trọng thì sẹo trở nên kém thẩm mỹ, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng Hyaestic tìm hiểu cơ chế hình thành sẹo và hai hoạt chất có thể thoa ngoài da nhằm hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả tại nhà. 

1. Cơ chế hình thành sẹo:

Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình lành vết thương của cơ thể. Hầu hết các vết thương (trừ những vết thương rất nhỏ) đều có thể để lại sẹo ở một mức độ nào đó tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của thương tổn.

Theo y học, quá trình lành thương được chia thành 3 giai đoạn: viêm, tăng sinh, tái tạo và cần thời gian từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này.

- Khi vết thương còn rỉ dịch và trong quá trình tạo mài - Giai đoạn cầm máu và giai đoạn viêm (0-5 ngày): cơ thể phóng thích cytokine, vận động bạch cầu đến vết thương.

- Sau khi vết thương đã lên mài đến khi bong hết mài, lên da non:

  • Giai đoạn tăng sinh (3-6 tuần): các tế bào sừng di chuyển lên để tái tạo thượng bì, tân sinh mạch máu, tạo nguyên bào sợi để tổng hợp chất nền ngoại bào.
  • Giai đoạn tái tạo (2-5 tháng): quá trình tổng hợp và ổn định collagen. Collagen type III sẽ trở thành collagen loại I trưởng thành cùng với quá trình điều hoà của MMPs (matrix metalloproteinases) và TIMPs (tissue inhibitor metalloproteinases). Nếu tỉ lệ MMPs/TIMPs thấp sẽ dẫn tới hình thành sẹo lõm và ngược lại sẽ hình thành sẹo lồi.

3 giai đoạn của quá trình lành thương 

Nguồn: Robbins Basic Pathology

Phân loại sẹo:

Có 2 loại sẹo thường gặp là sẹo lồi và sẹo lõm:  

- Dựa trên biểu hiện lâm sàng và mô học thì sẹo lõm được chia thành 3 loại: sẹo đáy nhọn (Ice Pick Scar), sẹo đáy vuông (Box Scar) và sẹo đáy tròn (Rolling Scar).

- Sẹo lồi là kết quả của một quá trình hồi phục quá mức (tăng sinh collagen quá mức), gồm 2 loại: sẹo lồi (Keloid Scar) và sẹo phì đại (Hypertrophic Scar).

 

2. Các hoạt chất giúp điều trị sẹo hiệu quả

Tuỳ vào giai đoạn phát triển của vết thương, tình trạng nặng nhẹ cũng như độ lâu năm của sẹo mà chúng ta có các phương pháp điều trị khác nhau. Việc lựa chọn đúng các sản phẩm cũng như hoạt chất bôi cho từng thời điểm sẽ giúp việc điều trị được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thông qua thông tin được cung cấp trong quá trình tạo sẹo ở mục 1, trường hợp sẹo nhẹ và mới xuất hiện, có thể điều trị cũng như dự phòng bằng đường bôi với các hoạt chất có tác động nhắm vào cả 3 giai đoạn gồm:  

  1. Làm giảm viêm ở giai đoạn viêm,
  2. Hỗ trợ sản sinh collagen ở giai đoạn tăng sinh bằng các hoạt chất tiêu biểu như các loại Peptide tăng cường tổng hợp Collagen, Coenzyme Q10 hoặc Retinoids,... đồng thời phối hợp sử dụng với Silicone nhằm bảo vệ vết thương khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, hỗ trợ quá trình tăng sinh collagen một cách hiệu quả hơn.     
  3. Giảm lượng MMPs ở giai đoạn tái tạo bằng cách hoạt chất như Tretinoin, Vitamin C, Glycolic acid, Peptide...đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao.

Nếu tình trạng nặng và tuổi thọ của sẹo đã lâu, chúng ta bắt buộc phải can thiệp với các liệu pháp xâm lấn như lazer, lăn kim, bóc tách đáy sẹo, chấm TCA... (tùy thuộc vào từng đặc điểm sẹo đó là gì), sau đó kết hợp cùng các hoạt chất bôi tại nhà để thấy được cải thiện trong thời gian sớm nhất.

 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ giới hạn ở mức độ sản phẩm bôi ngoài da với các hoạt chất giúp sản sinh collagen và bảo vệ vết thương trong giai đoạn tăng sinh của quá trình lành vết thương:

  1. 2.1. Peptide

Peptide là những chuỗi chứa từ 2 đến 50 acid amin. Tùy thuộc vào từng thành phần acid amin và thứ tự tổ hợp thì sẽ tạo ra các loại Peptide có chức năng khác nhau.

    1. 2.1.1. Peptide nhận tín hiệu (Signal peptide)

Loại peptide này có thể kích hoạt đường truyền tín hiệu (signal), kích thích hoạt động tế bào tăng sinh Collagen, elastin, proteoglycan, glycosaminoglycan (GAG) và fibronectin, từ đó giúp phục hồi vết thương một cách nhanh chóng.

Ví dụ:

- Palmitoyl Tetrapeptide-7, Palmitoyl Tripeptide-1 hoạt động đồng bộ để giảm nếp nhăn và mang lại vẻ tươi trẻ cho làn da:

  • Palmitoyl Tripeptide-1 có khả năng kích thích tổng hợp collagen.
  • Palmitoyl tetrapeptide-7 (tên thương mại là Rigin™) có khả năng chống viêm sau khi tiếp xúc với tia UVB, làm giảm nếp nhăn trên khuôn mặt khi sử dụng lâu dài.

- Peptide phổ biến Matrixyl và Matrixyl 3000. Matrixyl mô phỏng tiền thân của collagen giúp da sản xuất nhiều collagen hơn, tăng hiệu quả giảm nếp nhăn. Matrixyl 3000 (palmitoyol pentapeptide-4, Sederma) tương tự với Matrixyl, nhưng có bổ sung thêm peptides.

- Tetrapeptide-14: điều hòa, làm giảm interleukin-6 một phân tử tín hiệu trong quá trình viêm từ đó làm dịu, giảm đỏ rát kích ứng cho da.

    1. 2.1.2. Yếu tố tăng trưởng (Growth Factors)

Các yếu tố tăng trưởng này bao gồm các nhóm khác nhau, như yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), yếu tố tăng trưởng giống Insulin (IGF-1), yếu tố chuyển đổi tăng trưởng β (TGF-β),... đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương cũng như là trong quá trình điều trị sẹo.

EGF (Epidermal Growth Factors) là một trong những protein yếu tố tăng trưởng quan trọng nhất trong da của chúng ta, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển, tăng sinh và biệt hóa của tế bào. EGF kích thích sự phát triển của các mô biểu bì, tăng sinh tế bào sừng, kích thích tổng hợp collagen, elastin và Hyaluronic acid, làm tăng tốc độ lành các thương tổn. Thông thường, những loại này được biến đổi để trở thành các loại peptide đơn giản hơn và thường được biết đến như là sh-Oligopeptide-1.

Một dạng peptide tiềm năng tương tự như EGF đó là FGF (fibroblast growth factors). FGF được xem là một dạng peptide rất quan trọng vì chúng luôn xuất hiện ở mọi giai đoạn trong cơ thể, là một yếu tố tăng trưởng đại diện đã cho thấy những tác động tiềm tàng đối với việc sửa chữa và tái tạo các mô. FGF kích thích tổng hợp nguyên bào sợi và collagen, đồng thời tăng sinh tế bào biểu bì, kích thích elastin, fibronectin và cấu trúc nền, giúp cải thiện nếp nhăn, phục hồi tổn thương, làm đầy vết sẹo. Việc sử dụng bFGF (Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản) như sh-Polypeptide-1 tái tổ hợp vào vết thương ngoài da có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cấp tính và mãn tính.

IGF-1 (Insulin-like Growth Factor) (sh-Oligopeptide-2) có khả năng kích thích tế bào phát triển và phục hồi vùng da bị tổn thương về cấu trúc và chức năng, đồng thời kích thích sản sinh ECM (extracellular matrix-cấu trúc nền).

TGF-β-1 (Transforming Growth Factor-β-1) (sh-Polypeptide-22) kích thích tế bào biểu bì phát triển, tăng sinh, biệt hóa tế bào và quá trình chết theo chương trình, từ đó chống lão hóa, bảo vệ tế bào và làm lành vết thương một cách hiệu quả.

  1. 2.2. Silicone 

Silicone là một nhóm các chất bán lỏng có nguồn gốc từ Silica (SiO₂). Một số loại Silicone có thể ứng dụng trong điều chế mỹ phẩm như: Dimethicone, Cyclopentasiloxane, Cyclomethicone,...

Silicone có đặc tính khóa ẩm tạo thành một lớp phủ mỏng giống như màng chắn trên da, vì chúng không có ái lực với nước (kỵ nước). Tính chất này giúp cho Silicone được sử dụng trong y tế để chữa lành vết thương và cải thiện vết sẹo nhờ khả năng:  

- “Đóng kín” vết thương, giúp ngăn chặn vết thương tiếp xúc với môi trường ngoài, luôn bảo vệ vết thương dưới lớp Silicone, ngăn chặn quá trình sản xuất collagen quá mức do vi khuẩn gây ra tại mô sẹo.

- Vai trò khóa ẩm, giúp cho da hạn chế được tình trạng mất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hòa sản xuất nguyên bào sợi và sản xuất collagen.

- Điều chỉnh sự biểu hiện của các yếu tố tăng trưởng, bình thường hóa quá trình tổng hợp collagen trên vết sẹo. Phục hồi sự cân bằng của quá trình tạo sợi và quá trình xơ hóa.

- Dưỡng ẩm, làm dịu da, làm giảm ngứa và khó chịu liên quan đến vết sẹo.

 

SẢN PHẨM GỢI Ý ĐẾN TỪ NHÀ HYAESTIC

Tế bào gốc trẻ hoá và hỗ trợ phục hồi làn da sẹo Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream là sản phẩm đến từ thương hiệu Hyaestic, được thiết kế chuyên biệt cho các tình trạng sẹo, làn da lão hóa kém săn chắc, da sau tổn thương. Với tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, hạn chế sự xuất hiện các vết sẹo mới và cải thiện tình trạng sẹo cũ.

Kem trị sẹo Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream chứng minh là có hiệu quả làm phẳng, làm mềm và mịn các vết sẹo gây ra bởi thủ thuật phẫu thuật y tế hoặc các vết thương, chấn thương, các vết bỏng, sẹo mụn. Ngoài ra sản phẩm còn có tác dụng chống lão hóa, cải thiện kết cấu da và giúp giảm trình trạng da đau, đỏ, ngứa và cảm giác khó chịu sau tổn thương, phù hợp cho mọi loại da kể cả da nhạy cảm và trẻ em.

Sản phẩm được thiết kế với công thức tối ưu bao gồm:

- Công nghệ gel silicone tự khô có khả năng bao phủ toàn bộ vết thương, giúp tăng cường độ ẩm tại chỗ, làm mềm và bảo vệ vết sẹo. Nhờ vào quá trình tạo màng bảo vệ và giữ ẩm xuyên suốt, đấy sẽ là cơ chế kích thích sản sinh collagen và elastin góp phần ngăn ngừa hình thành sẹo xấu, đồng thời cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ của sẹo.

- Phức hợp peptide cao cấp (gồm: sh-Oligopeptide-1, sh-Polypeptide-1, sh-Polypeptide-22, Tetrapeptide-14, Palmitoyl Tetrapeptide-7, Palmitoyl Tripeptide-1) cho tác dụng làm lành vết thương một cách nhanh chóng, kích thích sản sinh collagen có lợi cho quá trình trị sẹo, củng cố hàng rào bảo vệ da, giúp làm đầy vết sẹo rỗ sẹo lõm, cải thiện kết cấu da, chống lão hóa.

- Kết hợp với các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên như Glycerin, HA giúp làm dịu da, giảm kích ứng da với các chiết xuất thực vật giúp kích thích tái tạo mô da, làm dịu làn da bị kích ứng đồng thời còn có tác đông chống oxy hóa, chống lão hóa cho da.   

Bên cạnh đó, sản phẩm không gây nhờn rít, tạo cảm giác da mềm mượt khi bôi, không chứa chất bảo quản, paraben và dầu khoáng.

 

Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm:

- Sử dụng sản phẩm sau khi vết thương đã khép miệng.

- Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên để ngăn ngừa sự tăng sắc tố ở vùng sẹo.

- Đối với những tình trạng sẹo lâu năm, sẹo lõm nên kết hợp sản phẩm  Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream sau khi thực hiện các phương pháp điều trị sẹo xâm lấn chuyên nghiệp.

Tế bào gốc trẻ hoá và hỗ trợ phục hồi làn da sẹo Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream

 

Nhìn chung, việc điều trị và phòng ngừa sẹo đòi hỏi những phương pháp kết hợp với nhau thật linh hoạt. Bên cạnh đó, cần hiểu rõ bản chất của làn da khi bị sẹo là khó có thể phục hồi 100% như trạng thái ban đầu, do đó, chúng ta cần xây dựng chu trình chăm sóc da phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp. Bài viết này cung cấp một số thông tin về 2 hoạt chất được ứng dụng nhiều nhất trong các sản phẩm điều trị sẹo bôi ngoài da dùng tại nhà. Hyaestic hi vọng rằng bạn sẽ tìm được giải pháp điều trị sẹo tốt nhất cho bản thân, giúp hạn chế tối đa các khuyết điểm trên khuôn mặt trong công cuộc chăm sóc làn da khỏe đẹp.

← Bài trước Bài sau →