ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SẸO MỤN VÀ GIẢI PHÁP CHO LÀN DA SẸO

ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SẸO MỤN VÀ GIẢI PHÁP CHO LÀN DA SẸO

Trong hoạt động hằng ngày của chúng ta, chắc hẳn không thể nào tránh khỏi những bất cẩn, tai nạn khiến làn da bị tổn thương. Cơ thể của con người là một cỗ máy kì diệu nên khi cơ thể phát hiện làn da bị tổn thương sẽ kích hoạt cơ chế làm lành tổn thương. Tuy nhiên, nếu quá trình chăm sóc vết thương không tốt sẽ hình thành sẹo, đây là một vấn đề khiến chúng ta đau đầu vì sẽ gây mất thẩm mỹ. Đó là sẹo nói chung, vậy còn sẹo mụn có gì khác biệt? 

Để giải mã những vấn đề xung quanh sẹo, hãy cùng Hyaestic theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về các tình trạng sẹo nhé.

Sẹo cụ thể hơn là gì?

Sẹo là quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể khi có sự tổn thương trên bề mặt da, cơ thể sẽ sửa chữa bằng cách tăng sinh các biểu mô mới tại đó để khép miệng của vết thương và lấp đầy khoảng trống do vết thương gây ra bằng một protein đó là collagen.

Quá trình tự làm lành vết thương hình thành sẹo - sẹo mụn

Khi cơ thể ghi nhận sự tổn thương trên da sẽ kích hoạt hệ thống tự làm lành gồm 4 giai đoạn như sau [3]:

  • Giai đoạn 1: Đông máu

Trong giai đoạn đông máu, các tế bào sẽ được huy động đến nơi có vết thương để hình thành cục máu đông giúp cầm máu và bắt đầu quá trình tự làm lành.

  • Giai đoạn 2: Viêm

Trong vài giờ sau đó, các tế bào miễn dịch sẽ di chuyển đến vết thương và thực hiện quá trình làm lành khiến các vết thương trở nên sưng, đỏ.

  • Giai đoạn 3: Tăng trưởng

Sau vài ngày, vết thương sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng, các mô xung quanh vết thương co lại, kéo miệng vết thương nhỏ lại, đóng mài.

  • Giai đoạn 4: Tái tạo

Cuối cùng, khi vết thương khép miệng lại, các mô liên kết sâu hơn dần hồi phục. Đối với, các vết thương nông, chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì của da, sẽ ít để lại sẹo. Tuy nhiên, với vết thương sâu hơn sẽ có nguy cơ gây sẹo tùy vào mức độ xâm lấn của vết thương.

Phân loại sẹo - sẹo mụn

Dựa vào khả năng sản xuất collagen của vết sẹo mà người ta chia làm 2 dạng mất khả năng sản xuất collagen - sẹo lõm, tăng sản sinh collagen - sẹo lồi và sẹo phì đại, tuy nhiên đó chưa phải là phân loại cụ thể nhất, dựa vào mức độ hình thành sẹo mà có sự phân loại như sau [9], [10]:
-Thiếu hụt khả năng sản xuất collagen - Sẹo lõm là hệ quả của quá trình tự làm lành khi các liên kết protein của collagen và elastin bị đứt gãy tác động đến các mô liên kết không thể phục hồi như ban đầu

  • Sẹo đáy nhọn - Ice Pick là vết sẹo tương đối sâu xâm nhập sâu đến lớp hạ bì nhưng trên bề mặt da có một lỗ hở nhỏ. Đây là loại sẹo khiến các chuyên gia phải đau đầu khi không thể xử lý bằng các phương pháp laser thông thường.
  • Sẹo đáy vuông - Boxcar là loại sẹo có miệng rộng hơn, có thể nhìn rõ đáy sẹo
  • Sẹo đáy tròn - Rolling tạo ra các vết lõm dốc làm cho làn da trông không đều, bị gợn sóng.

-Tăng sản sinh collagen quá mức - sẹo lồi và sẹo phì đại là kết quả của hoạt động tự làm lành vết thương diễn ra quá mức, các mô sẹo này có xu hướng dày hơn và trồi lên khỏi bề mặt da.

Ngoài ra, việc phân loại sẹo mụn còn dựa trên khoảng cách quan sát được, dưới đây là phân loại sẹo theo Goodman & Baron

Hệ thống đánh giá cấp độ của sẹo theo Goodman&Baron

Với sẹo mụn thường là sẹo lõm - kết quả cho thấy sự hiện diện của các nốt mụn trứng cá sưng viêm. Chúng phát triển trong lỗ chân lông, quá trình phát triển đó gây ra các tình trạng viêm nhiễm dưới da dẫn đến tổn thương các mô liên kết và khi đủ căng thì bọc mụn sẽ vỡ ra làm các hỗn hợp bên trong tràn ra ngoài gây viêm nhiễm các vùng da lân cận.

Như chúng ta thấy thì quá trình tự làm lành thông thường sẽ làm gồm 4 giai đoạn, tuy nhiên với tổn thương do mụn thì quá trình hình thành sẹo chỉ có 3 giai đoạn do mụn không gây ra các vết thương trên bề mặt da nên không có giai đoạn đông máu [3].
Các giai đoạn hình thành sẹo do mụn:

  • Giai đoạn 1: Viêm
  • Giai đoạn 2: Tăng trưởng
  • Giai đoạn 3: Tái tạo

Giải pháp cho tình trạng sẹo mụn là gì?

HIện nay, có rất nhiều phương thức điều trị sẹo nhằm đáp ứng hiệu quả nhất cho từng tình trạng. Các phương phổ biến hiện nay thường là sẽ can thiệp các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn thời gian điều trị và đẩy nhanh quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể. 

Đến hiện tại thì có 2 phương thức điều trị sẹo hỗ trợ nhau: Phương pháp xâm lấn và Phương pháp bôi ngoài da

Các phương pháp xâm lấn điều trị sẹo lõm phổ biến 

Nguyên tắc chung của các biện pháp xâm lấn điều trị sẹo lõm là sẽ tạo ra các vi tổn thương tại nơi có sẹo lõm nhằm kích thích hệ thống tự làm lành tổn thương của cơ thể tái tạo lại collagen nằm sâu dưới các lớp trung bì và hạ bì [1],[2],[5]. 

  • Laser Fractional CO2 là phương pháp điều trị sẹo đặc biệt phổ biến mang đến hiệu quả tức tốc khi sử dụng tia laser với bước sóng 10650 nm tác động đến các mô sâu bên trong tổ chức da để xử lý các vấn đề nếp nhăn, tái tạo lại bề mặt da, làm căng, trẻ hóa làn da không phẫu thuật. 
  • Lột da hóa học là một phương pháp không kém phần phổ biến sử dụng tác nhân hóa học khác nhau tùy thuộc vào mức độ hình thành sẹo, sử dụng các dung dịch có tính acid như Salicylic Acid (SA), Glycolic Acid (GA), dung dịch Jessner, Trichloroacetic Acid (TCA) thoa lên mặt giúp tẩy tế bào chết cho da ở nồng độ cao. Hoạt chất và nồng độ khác nhau thì mức độ thâm nhập sâu vào các tầng biểu bì cũng khác nhau.

Với TCA thì bình thường TCA sẽ được sử dụng với nồng độ từ 20-35% tuy nhiên còn có một thủ thuật khác là TCA CROSS, CROSS - chemical reconstruction of skin scars, quá trình tái tạo cấu trúc da sẹo sử dụng TCA, sử dụng nồng độ cao từ 70-100% để xử lý tình trạng sẹo đáy nhọn. Thủ thuật chỉ cho phép áp dụng tại các cơ sở đảm bảo về thiết bị và đội ngũ y tế, người thực hiện cần có các giấy chứng nhận chuyên môn.

  • Tiêm chất làm đầy - Fillers là thủ thuật sử dụng các hoạt chất như Hyaluronic Acid (HA), Bellafill, Sculptra tiêm vào các vùng sẹo lõm, kích thích sản xuất collagen tự nhiên cho da giúp làm đầy các sẹo lõm.
  • Lăn kim là phương pháp điều trị sẹo lõm bằng cách sử dụng dụng cụ lăn có các đầu kim với kích thước lên đến 3mm tạo tổn thương có chủ đích trên da nhằm kích thích hệ thống tự làm lành của cơ thể giúp tái tạo và làm đầy các vết sẹo lõm.
  • Bóc tách đáy sẹo là thủ thuật sử dụng kim y khoa để cắt các liên kết dưới đáy mô sẹo, nới lỏng vùng da sẹo, làm phẳng, thường được phối hợp với các thủ thuật khác.
  • Bấm cắt sẹo là phương pháp dùng dụng cụ sinh thiết bấm vào vị trí sẹo đáy nhọn để loại bỏ mô sẹo và khâu lại vết thương tại đó.

Các hoạt chất bôi ngoài da 

Các thủ thuật tại phòng khám hay bệnh viện chỉ là cách thức kích hoạt lại hệ thống làm lành vết thương của cơ thể tuy nhiên để tối ưu hóa các phương pháp xâm lấn thì giai đoạn chăm sóc tại nhà sau điều trị là bước vô cùng quan trọng. Các hoạt chất dùng ngoài sẽ có tác dụng làm dịu sau xâm lấn, kích thích tăng sinh collagen, elastin và nguyên bào sợi, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Một số hoạt chất mà chúng ta biết có tác dụng tái tạo da như retinol, vitamin C, vitamin E, vitamin B5, EGF (Yếu tố tăng trưởng biểu bì), bFGF (Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản),.... Tuy nhiên, sau khi sử dụng các liệu trình xâm lấn, làn da đã bị tổn thương sẽ trở nên rất nhạy cảm nên các hoạt chất như Retinol, Vitamin C sẽ khiến làn da dễ bị kích ứng do đó các hoạt chất như vitamin E, vitamin B5, EGF, bFGF,..sẽ là lựa chọn an toàn để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

  • Yếu tố tăng trưởng biểu bì EGF - Epidermal Growth Factor 

Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) là một yếu tố tăng trưởng kích thích sự phát triển, tăng sinh và biệt hóa tế bào bằng cách liên kết với thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR). EGF là chất điều động sự hóa hướng động của tế bào biểu mô do đó ảnh hưởng đến tốc độ tái tạo biểu mô. Nó hỗ trợ vết thương co lại bằng cách kích thích sự tăng sinh và di chuyển các nguyên bào sợi, đồng thời gây ra sự trưởng thành của da bằng cách liên kết với EGFR trong các tế bào tại vị trí vết thương. Ứng dụng tại chỗ của EGF được coi là một liệu pháp hữu ích cho các vết thương ngoài da. Người ta đã nghiên cứu rằng EGF thể hiện vai trò hiệp đồng với yếu tố tăng trưởng giống như Insulin-1 (IGF-1) trong việc kích thích sự tăng sinh tế bào sừng trong ống nghiệm [8].

Vai trò của các yếu tố tăng trưởng trong quá trình viêm [8]

Ngay sau khi thực hiện các biện pháp xâm lấn để điều trị sẹo, khi làn da tổn thương thì các tiểu cầu tập trung tại vị trí vết thương, ban đầu để tạo ra cục máu đông fibrin (cầm máu) để ngăn chặn dòng máu chảy từ mô tổn thương. Các tiểu cầu ngoài việc hình thành cục máu đông, còn tiết ra các yếu tố tăng trưởng hóa học như yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu (PDGF), yếu tố tăng trưởng biến đổi β1 (TGFβ1), Interleukin 1 (IL-1) bao gồm bạch cầu trung tính. Huy động vào môi trường vi mô vết thương, khởi phát viêm kéo dài trong 1-2 ngày. Bạch cầu trung tính hoạt động bằng cách loại bỏ nhiễm trùng vết thương; các yếu tố hóa học như TGFβ và IL-4 làm trung gian cho sự biệt hóa tế bào đơn nhân thành đại thực bào góp phần gây viêm trong giai đoạn đầu và ở giai đoạn sau, thực bào các mảnh vỡ tế bào và các dị vật khác do đó giúp giải quyết tình trạng viêm. Giả thuyết về sự can thiệp trong quá trình viêm của EGF được ghi nhận trong công trình này [8].

Nghiên cứu đánh giá vai trò của yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) trong việc hình thành các vết sẹo trên da của những con chuột có sự tương đồng về tuổi tác, cân nặng và kích thước vết thương. Thực hiện so sánh các vết thương khi được điều trị với EGF và nhóm đối chứng [4]

Đường cong diện tích vết thương theo thời gian về mức độ làm lành ở mỗi nhóm cho thấy tốc độ làm lành vết thương nhanh hơn ở nhóm được điều trị bằng EGF so với nhóm đối chứng. Thời gian hồi phục là khoảng 5,4 ngày ở nhóm được điều trị bằng EGF và 7,5 ngày ở nhóm đối chứng. [4]

 

Các vết thương cắt ngang được nhuộm bằng thuốc nhuộm Masson. Chiều rộng và diện tích vết sẹo giảm đáng kể trong 4 tuần sau xâm lấn ở nhóm được điều trị bằng EGF so với nhóm đối chứng [4]. 

 

Đếm các tế bào viêm - Biểu đồ (C) cho thấy tác dụng của EGF đối với việc giảm các tế bào viêm nhiễm [4].

 

Nhuộm màu cho mẫu collagen ở mỗi nhóm sau 3 tuần. Trong nhóm được điều trị bằng EGF, lớp biểu bì xây dựng kết cấu tốt. Các bó collagen trưởng thành, có tổ chức và sắp xếp tốt. Ngược lại, mô hình collagen chưa trưởng thành, vô tổ chức được ghi nhận trong nhóm đối chứng và lượng collagen nhỏ hơn so với mô đệm bình thường [4].

Tóm lại, dữ liệu trong nghiên cứu này củng cố giả thuyết cho rằng EGF không chỉ tăng cường khả năng chữa lành vết thương thông qua quá trình biểu mô hóa nhanh chóng mà còn đóng vai trò làm giảm sự hình thành sẹo ở chuột. Cơ chế đằng sau việc giảm sẹo có thể là từ biểu mô hóa nhanh, co da, ức chế phản ứng viêm, tái tạo collagen trưởng thành [4].

Về cấu trúc, EGF là một polypeptide có tính acid chuỗi đơn với 53 gốc acid amin và trọng lượng phân tử là 5.400 dalton. EGF với vai trò quan trọng trong việc kích thích biểu mô và biệt hóa nguyên bào sợi, tăng cường tổng hợp collagen, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương đã được ứng dụng như một chất tái tạo trong thẩm mỹ nhờ vào khả năng thúc đẩy sản sinh collagen. Các nghiên cứu in-vivo trên người gần đây đã chỉ ra rằng EGF tại chỗ có thể cải thiện sẹo lõm bằng cách tăng cường tổng hợp collagen [7].

Hình ảnh lâm sàng của người tham gia thử nghiệm (Nam,29 tuổi). Hình A-B-C được điều trị bằng EGF. Hình D-E-F được điều trị bằng giả dược. Hình A&D: đường cơ sở. Hình B&E: sau 1 tháng điều trị. Hình C&F: sau 3 tháng điều trị [7]

Đánh giá hiệu quả điều trị cải thiện sẹo bởi kỹ thuật viên và hệ thống Antera 3D [7]

Tất cả các bệnh nhân đều được chụp ảnh lúc ban đầu, một tháng và ba tháng sau đợt điều trị cuối cùng bằng máy ảnh kỹ thuật số và máy ảnh phân tích da Antera 3D

Máy ảnh phân tích da được sử dụng làm phép đo khách quan. Thể tích sẹo đã được ghi nhận và phần trăm giảm thể tích sẹo được đánh giá và so sánh với đường cơ sở.

Theo đánh giá của bác sĩ sử dụng thang điểm tứ phân vị, vùng được điều trị bằng laser CO2 kết hợp với EGF bôi tại chỗ cho kết quả tốt hơn rõ rệt sau 3 tháng điều trị so ​​với vùng dùng giả dược [7].

Tự làm lành vết thương là một quá trình sinh học phức tạp chồng chéo lên nhau bao gồm nhiều loại tế bào, yếu tố tăng trưởng, cytokine. EGF được biết là thúc đẩy các phản ứng viêm, tái tạo biểu mô, hình thành mạch và mô hạt. EGF cần thiết cho sự cân bằng nội môi biểu bì và đã được chứng minh về khả năng kích thích sự tăng sinh và đẩy nhanh quá trình sửa chữa mô ở vùng da bị tổn thương. Hơn nữa, EGF là tiền phân bào đối với các nguyên bào sợi, kích thích sự tăng sinh của nguyên bào sợi thông qua các con đường truyền tín hiệu dẫn đến sự lắng đọng collagen. Hoạt động này xảy ra trong quá trình làm lành vết thương cũng như trong quá trình phát triển bình thường của tế bào. Bằng chứng cho vai trò này đã được cung cấp trong cả nghiên cứu in-vitro và in-vivo, trong đó phát hiện ra rằng EGF thúc đẩy sự lắng đọng collagen theo cách phụ thuộc vào liều lượng [7].

Giải pháp an toàn từ Hyaestic

Bạn có thể thấy rằng các quá trình điều trị sẹo thường sử dụng các biện pháp xâm lấn và việc điều trị sẹo cần một quá trình lâu dài, an toàn, hiệu quả. Qua đó, Hyaestic gửi đến bạn dòng sản phẩm đặc trị giải quyết các tình trạng sẹo mụn Tế bào gốc trẻ hoá và hỗ trợ phục hồi làn da sẹo Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream với tác động 2 trong 1: phục hồi làn da sẹo, tái tạo và củng cố hàng rào bảo vệ da, chứa gel silicone tự khô là hoạt chất đầu tay trong điều trị - ngăn ngừa sẹo

Bảng thành phần hỏi bật với các hoạt chất tăng cường tác dụng tái tạo làn da, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương 

Phức hợp tế bào gốc, peptide cao cấp

  • EGF (Yếu tố tăng trưởng biểu bì) (sh-Oligopeptide-1):  Điều hòa sự phát triển, tăng sinh và biệt hóa của tế bào. Kích thích sự phát triển của các mô biểu bì, tăng sinh tế bào sừng và tổng hợp collagen và tăng tốc độ làm lành các thương tổn.

  • bFGF (Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản) (sh-Polypeptide-1): Kích thích tổng hợp nguyên bào sợi và collagen. Đồng thời tăng sinh tế bào biểu bì, kích thích elastin, fibronectin và cấu trúc nền. Giúp cải thiện nếp nhăn, phục hồi tổn thương, làm đầy vết sẹo.

  • IGF-1 (Insulin-like Growth Factor) (sh-Oligopeptide-2): Kích thích tế bào phát triển và phục hồi vùng da bị tổn thương về cấu trúc và chức năng, đồng thời kích thích sản sinh ECM (extracellular matrix-cấu trúc nền).

  • TGF-beta-1 (Transforming Growth Factor-Beta-1) (sh-Polypeptide-22): Kích thích tế bào biểu bì phát triển, tăng sinh, biệt hóa tế bào và quá trình chết theo chương trình, từ đó chống lão hóa, bảo vệ tế bào và làm lành vết thương một cách hiệu quả.

  • Palmitoyl Tetrapeptide-7, Palmitoyl Tripeptide-1: bộ đôi này hoạt động đồng bộ để giảm nếp nhăn, làm dịu da, giảm viêm và mang lại vẻ tươi trẻ cho làn da.

  • Tetrapeptide-14: là một peptide làm dịu, giảm đỏ rát kích ứng, hoạt động bằng cách điều hòa, làm giảm interleukin-6 một phân tử tín hiệu trong quá trình viêm.

Gel silicon được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay trong việc điều trị và ngăn ngừa sẹo. Với các tác dụng:

  • Tăng hydrat hóa của lớp sừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hòa sản xuất nguyên bào sợi và sản xuất collagen. 

  • Bảo vệ mô sẹo khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn chặn quá trình sản xuất collagen quá mức do vi khuẩn gây ra tại mô sẹo.

  • Điều chỉnh sự biểu hiện của các yếu tố tăng trưởng, bình thường hóa quá trình tổng hợp collagen trên vết sẹo. 

  • Phục hồi sự cân bằng của quá trình tạo sợi và quá trình xơ hóa.

Trên đây, là toàn bộ thông tin mà bạn cần biết về sẹo hay đặc biệt hơn chính là sẹo do mụn trứng ra, Hyaestic hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các làn da sẹo sẽ chọn cho mình hướng điều trị phù hợp nhất nhé.
Tham khảo thêm các sản phẩm khác: TẠI ĐÂY 

Tài liệu tham khảo

[1] Anthony, Kiara. “Treatment for Atrophic Scars.” Healthline, 18 Sept. 2018, www.healthline.com/health/atrophic-scar.

[2] Dr Ebtisam Elghblawi, Dermatologist, Tripoli, Libya. DermNet NZ . (2018, October). TCA cross. DermNet. Retrieved February 1, 2023, from https://dermnetnz.org/topics/tca-cross 

[3]Kern, Dan. “Wound Healing in the Skin.” Acne.org, 1 Apr. 2022, www.acne.org/wound-healing-in-the-skin.

[4] Kim, Y. S., Lew, D. H., Tark, K. C., Rah, D. K., & Hong, J. P. (2010). Effect of recombinant human epidermal growth factor against cutaneous scar formation in murine full-thickness wound healing. Journal of Korean medical science, 25(4), 589–596. https://doi.org/10.3346/jkms.2010.25.4.589

[5] Lotus Dermatoloji. “FRACTIONAL CO2 LASER TREATMENT ».” Lotus Dermatoloji, 23 Jan. 2019, lotusdermatoloji.com/en/service/fractional-co2-laser-treatment.

[6] Moon, J., Yoon, J. Y., Yang, J. H., Kwon, H. H., Min, S., & Suh, D. H. (2019). Atrophic acne scar: a process from altered metabolism of elastic fibres and collagen fibres based on transforming growth factor-β1 signalling. The British journal of dermatology, 181(6), 1226–1237. https://doi.org/10.1111/bjd.17851

[7] Ratanapokasatit, Y., & Sirithanabadeekul, P. (2022). The Efficacy and Safety of Epidermal Growth Factor Combined with Fractional Carbon Dioxide Laser for Acne Scar Treatment: A Split-Face Trial. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 15(7), 44–48.

[8] Vaidyanathan L. Growth Factors in Wound Healing – A Review. Biomed Pharmacol J 2021;14(3)

[9] “Acne Scars: Causes, Diagnosis, Types and Treatment.” Cleveland Clinic, my.clevelandclinic.org/health/diseases/21222-acne-scars

[10] “What Is Acne Scar and Large Pores.” The Aesthetic Studio Singapore Clinic & Surgery, www.aestheticstudio.com.sg/skin-aesthetics/acne-scars-and-large-pores/what-are-acne-scars-large-pores.

← Bài trước Bài sau →