GIẢI ĐÁP CÁC

GIẢI ĐÁP CÁC "HIỂU LẦM" XUNG QUANH BHA

Tẩy tế bào hóa học đã không còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là các tín đồ skincare, càng sử dụng phổ biến trên nhiều loại da thì càng có những ý kiến trái chiều về tác dụng tẩy tế bào chết hóa học và cụ thể ở đây là BHA, từ đó dẫn đến một loạt định kiến sai về BHA, sự khác biệt về thành phần, cách sử dụng giữa các thương hiệu đã gián tiếp “gắn mác” sai sự thật về lợi ích mà BHA mang đến cho làn da, và để giải vây cho BHA, hãy cùng Hyaestic tìm hiểu sự thật thông qua bài viết dưới đấy nhé. 

BHA là gì?

BHA hay beta-hydroxy acid chỉ một nhóm Hydroxy Acid với gốc hydroxyl gắn ở vị trí beta được tìm thấy trong vỏ cây liễu trắng, lá lộc đề xanh và bạch dương ngọt, có tác dụng giảm viêm, điều tiết bã nhờn trên da, ngăn ngừa vi khuẩn, cải thiện tăng sắc tố và đóng vai trò là bước đệm để các hoạt chất khác thấm sâu vào da hơn. Nhóm BHA bao gồm các hoạt chất sau:

  • Salicylic Acid

  • Beta Hydroxybutanoic Acid

  • Tropic Acid

  • Trethocanic Acid

Nguồn gốc và ứng dụng các hoạt chất thuộc nhóm BHA

Trong nhóm BHA, gương mặt tiêu biểu nhất chính là Salicylic Acid (SA) – loại BHA được sử dụng đặc biệt phổ biến và rộng rãi trong lĩnh vực dược mỹ phẩm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phân loại SA là một phân nhóm riêng biệt bởi cấu trúc của SA có sự linh động hơn cho với các acid cùng nhóm. Nhờ vào cấu trúc hóa học có tính khử mạnh, cả nhóm hydroxyl và nhóm cacboxyl gắn trực tiếp trên vòng benzen đều thể hiện tính acid. SA được ứng dụng vào 2 phương pháp điều trị:

  • Sản phẩm chăm sóc da không kê đơn với nồng độ lên đến 2%

  • Liệu trình thay da hóa học - Chemical Peel được sử dụng phổ biến nhất với nồng độ từ 20 – 70%

Cơ chế hoạt động của SA

SA có đặc tính tan tốt trong dầu là một yếu tố giúp cho SA có thể đi sâu vào trong nang lông thực hiện các tác động cho làn da

Tẩy tế bào chết cho da

Sự tích tụ của các tế bào da chết, bã nhờn và bụi bẩn, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị tắc từ đó hình thành mụn trứng cá. SA loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn sâu trong nang lông giúp lỗ chân lông thông thoáng. SA loại bỏ các tế bào sừng bằng cách tác dụng lên các desmosome (cầu nối gian bào). Desmosome là cấu trúc bề mặt của tế bào và phụ thuộc Calci do bó sợi Keratin từ trong tế bào chạy ra liên kết với phần xuyên màng, giữ vai trò kết nối các tế bào sừng với nhau. Và SA là yếu tố phá vỡ các liên kết desmosome, làm lỏng lẽo các mối nối giữa các tế bào sừng, kích thích quá trình da bong tróc.

Các tế bào sừng lớp thượng bì kết nối nhau bằng liên kết desmosome

Kháng viêm

SA có tác dụng ức chế COX, enzyme hoạt hóa quá trình gây viêm, huy động các chất trung gian gây viêm, từ đó có đặc tính chống viêm, làm giảm các vấn đề sưng viêm trong tình trạng mụn trứng cá. Đối với mụn trứng cá phản ứng viêm xảy ra ngay trong cả lỗ chân lông và trên bề mặt da, do đó, đặc tính kháng viêm của SA giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sự hình thành tổn thương do mụn trứng cá.

Kiểm soát bã nhờn

Làn da khỏe mạnh sẽ có một lớp dầu tự nhiên của làn da, giúp bảo vệ làn da khỏi các tác động từ bên ngoài và là yếu tố ngăn ngừa tình trạng mất hơi nước qua biểu bì. Với tình trạng mụn trứng cá, các tuyến bã nhờn sẽ đặc biệt hoạt động mạnh gây ra các tình trạng tắc nghẽn và tích tụ trong lỗ chân lông. SA có tác động hoạt động sâu trong nang lông, loại bỏ và điều tiết hoạt động sản xuất của tuyến bã nhờn.

Kháng khuẩn

Vi khuẩn C. acnes có xu hướng phát triển mạnh bên trong lỗ chân lông tăng cường hóa hướng động các tín hiệu gây viêm tại vị trí xuất hiện mụn, gây tổn thương nang lông và làm nghiêm trọng các triệu chứng của sưng, đau của mụn trứng cá. SA bản chất là một acid có tính khử mạnh tác động lên màng tế bào, làm chênh lệch điện thế màng từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

C.acnes tích tụ trong nang lông kích hoạt hệ thống miễn dịch của da gây viêm cục bộ

Cải thiện tăng sắc tố

Vết thương do mụn sau khi lành lại có nguy cơ để lại các vết thâm đỏ, thâm đen. Đây là tình trạng tăng sắc tố sau viêm hoặc gọi đơn giản là tăng sắc tố. SA có thể cải thiện các tình trạng tăng sắc tố bằng khả năng loại bỏ bớt các lớp thượng bị trên cùng đồng thời kích thích sự tái tạo tế bào mới cho làn da. 

Tăng khả năng thẩm thấu của các hoạt chất khác

Để đạt được kết quả điều trị mụn hiệu quả, các hoạt chất điều trị cần phải thẩm thấu qua hàng rào bảo vệ da. Sự tích tụ của các lớp tế bào da chết là nguy cơ cản trở khả năng thẩm thấu của thuốc trên bề mặt da, làm giảm sinh khả dụng, giảm hiệu quả trị liệu. Hoạt động “dọn dẹp” tế bào chết của SA sẽ là yếu tố “mở đường” cho các hoạt chất đặc trị khác phát huy tối đa hiệu lực.

Các định kiến sai lầm xung quanh BHA 

Không nên sử dụng BHA nền cồn

Cồn luôn là thành phần được xem là cần tránh xa trong việc chọn sản phẩm chăm sóc da nhưng điều đó có đúng sự thật hay không Hyaestic sẽ phân tích cho bạn rõ.

Cồn sử dụng trong mỹ phẩm gồm có 2 nhóm sau:

  • Cồn khô: nhóm các loại cồn có cấu trúc mạch ngắn bao gồm ethanol, propanol, alcohol denat (cồn biến tính),….được xem như là nguyên nhân gây ra nguy cơ kích ứng cho da, khô da. 

  • Cồn béo: nhóm các loại cồn có cấu trúc mạch dài bao gồm stearyl alcohol, lauryl alcohol, C12-16,....đảm nhiệm vai trò dưỡng ẩm, làm dịu, làm mềm da hay là chất nhũ hóa trong thành phần.

Cồn xuất hiện trong bảng thành phần hay cụ thể ở đây chính là nền cồn khô trong BHA, đảm nhiệm vai trò là một dung môi hòa tan, như chúng ta đã biết BHA là hoạt chất tan trong lipid nên cần một dung môi hòa tan để có thể dẫn BHA thẩm thấu sâu vào trong nang lông và đó chính là cồn! 

Cồn khô ngoài khả năng hòa tan BHA, khi tiếp xúc với da sẽ có khả năng phân tán mạnh đưa BHA vào sâu trong tổ chức da thông qua cơ chế khuếch tán thụ động theo gradient nồng độ qua các kênh vận chuyển.

Do đó, không nên sử dụng BHA nền cồn khô là một nhận định sai bởi chúng ta thấy việc BHA có chứa cồn trong công thức, ngoài đóng vai trò là dung môi hòa tan, còn là bước đệm tăng cường tính thấm, dẫn BHA vào sâu trong nang lông tối ưu hóa hoạt tính sinh học, từ đó, nâng cao hiệu quả trị liệu.

Cồn khuếch tán thụ động qua màng sinh học

BHA kích ứng (breakout)

BHA nền cồn khô cho tác động hiệu quả tối ưu hơn tuy nhiên nhược điểm lớn nhất đến từ khả năng làm sạch của cồn khô sẽ gây ra tình trạng mất nước, khô da. Đây là kết quả của quá trình làm sạch thúc đẩy đưa mụn lên bề mặt da nhưng hiện tượng này đôi khi bị lầm tưởng như là hiện tượng breakout của làn da. Do đó, chúng ta cần phân biệt giữa đẩy mụn và kích ứng khác nhau như thế nào

BHA điều trị mụn

Tác dụng chính của BHA là khả năng làm sạch sâu, ngoài ra BHA còn có tác động hỗ trợ các hoạt chất khác, tăng cường tính thấm của các chất phối hợp, nâng cao hiệu quả trị liệu. BHA không phải là phương pháp điều trị chính, chỉ cho tác động hỗ trợ các chất điều trị khác như BPO, Retinol, Azelaic Acid,.... Do đó, đây là một lầm tưởng tai hại, BHA không dùng đơn lẻ như một chất điều trị thông thường mà cần được phối hợp với các thành phần khác để tối ưu hóa tác động của BHA và hiệu quả điều trị.

Không cần sử dụng kem chống nắng khi dùng BHA

Mặc dù nghiên cứu chưa tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa BHA và độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tuy nhiên FDA vẫn khuyến cáo sử dụng kem chống nắng. Bởi vì, BHA sẽ làm sạch tế bào trên cùng của lớp thượng bì, lộ ra lớp bóng phía dưới sẽ là nguy cơ cho tình trạng tăng sắc tố trên vùng da mới. Dù là với bất kỳ làn da nào thì chống nắng chắc chắn là bước không thể nào thiếu.

Đâu là cách sử dụng BHA hạn chế kích ứng

Đầu tiên, là bước lựa chọn sản phẩm chứa BHA

Cần chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bản thân, đối với đối tượng mới bắt đầu dùng, có thể sử dụng trước với nồng độ thấp, khi da dần thích ứng thì tăng dần nồng độ lên. 

Thứ hai, là cách chúng ta sử dụng BHA

  • Tần suất sử dụng tùy vào sức khỏe của làn da, có thể dùng 1-2 lần/tuần.

  • Sử dụng sản phẩm cấp ẩm và dưỡng ẩm sau khi apply BHA, sau khi sử dụng BHA nền cồn nước trong các lớp sẽ nhanh chóng bay hơi theo cồn, do đó, làn da sẽ đặc biệt khô, háo nước nên trước khi apply serum cần một lớp cấp ẩm ngay để tránh tình trạng hút ẩm ngược ra bên ngoài.

  • Nếu da bạn thuộc type da nhạy cảm, khi bắt đầu sử dụng bạn cần thoa sản phẩm chứa BHA lên một vùng da nhỏ trước, theo dõi phản ứng của da lần đầu sử dụng. Vùng da thoa có cảm giác châm chích, mẩn đỏ là điều bình thường khi dùng BHA. Tuy nhiên, nếu các tình trạng đó kéo dài và không có sự cải thiện thì cần ngưng sử dụng và tham vấn ý kiến bác sĩ.

  • Dùng kem chống nắng khi sử dụng BHA bảo vệ làn da mới khỏi tác động của tia bức xạ.

Hyaestic BHA 2% Pore Refining 

Hyaestic BHA Pore Refining 2% là dòng tẩy tế bào chết hóa học từ Hyaestic với 2% BHA cùng với dung môi cồn Benzyl Alcohol khuếch tán BHA vào sâu bên trong nang lông, thực hiện quá trình làm sạch từ ngay bên trong lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và các tế bào chết. Ngoài ra, sản phẩm còn được thiết kế với hai thành phần chiết xuất từ tự nhiên gồm Tinh dầu Bạc hà (Menthol), Chiết xuất Cúc La Mã có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu các phản ứng của da, giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của BHA nên cồn.

  • Loại bỏ tế bào chết, làm sạch sâu

  • Điều tiết bã nhờn

  • Kích thích quá trình sừng hóa

  • Cải thiện các đốm tăng sắc tố 

  • Giảm triệu chứng sưng, viêm 

  • Cải thiện tình trạng mụn ẩn, mụn đầu đen, sợi bã nhờn

Qua bài kỳ này, Hyaestic hy vọng chúng ta sẽ nhìn nhận về các định kiến quanh BHA nền cồn khô và có cái nhìn đúng vì sao mà sản phẩm BHA cần cồn làm dung môi hòa tan, do đó, để sản phẩm BHA đạt hiệu quả tối ưu nhất thì trước tiên hãy lắng nghe làn da của mình đang có vấn đề như thế nào bạn nhé.

Tham khảo thêm các sản phẩm khác: TẠI ĐÂY 

← Bài trước Bài sau →