PEPTIDE - LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO MỤN

PEPTIDE - LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO MỤN

Ở các bài trước chúng ta đã biết được rằng sẹo mụn là một trong các vấn đề phải bận tâm sau mụn, các nốt mụn khi hết sẽ để lại các tổn thương sâu bên trong lỗ chân lông, đặc biệt là mụn trứng cá. Quá trình điều trị sẹo là một quá trình dài đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn và có các chu trình chăm sóc da hợp lý sau khi can thiệp các biện pháp xâm lấn để điều trị sẹo. Và hoạt chất nổi bật thường được các chuyên gia, bác sĩ da liễu kê kèm theo sử dụng tại nhà, không ai khác chính là Peptide. Hãy cùng Hyaestic theo dõi bài viết này để nắm rõ hơn vì sao peptide là thành phần nổi bật giúp xử lý vấn đề sẹo mụn.

Peptide là gì?

Peptide về bản chất là chuỗi các acid amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit, thường chứa từ 2-50 acid amin, là yếu tố sinh tổng hợp protein. Trong y học, Peptide đảm nhiệm nhiều vai trò trong các hoạt động sinh lý của cơ thể thông qua các loại Peptide hiện diện trong cơ thể như Vasopressin, Oxytocin, Angiotensin,.. Dựa vào bản chất của Peptide sinh tổng hợp protein mà người ta ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp mỹ phẩm như chống lão hóa, tái tạo da, phục hồi những tổn thương, cải thiện hàng rào bảo vệ da.

Phân loại

Peptide được phân loại thành hai nhóm dựa trên số lượng acid amin có trong cấu trúc gồm Oligopeptide và Polypeptide.
Oligopeptit là chuỗi peptide khi gồm hai hoặc nhiều hơn nhưng ít hơn 20 acid amin liên kết với nhau bằng peptit. Các oligopeptide được sinh tổng hợp không thông qua Ribosome.
Polypeptide là chuỗi peptide khi có 20 acid amin trở lên, tham gia vào quá trình hình thành protein. Chúng có hai đầu cuối có trong cấu trúc của chúng: đầu N chứa nhóm amino và đầu C chứa nhóm cacboxyl. Một số ví dụ về polypeptide bao gồm insulin và yếu tố tăng trưởng. Polypeptide được sắp xếp theo các dạng cấu trúc khác nhau để tạo ra các protein có chức năng khác nhau. Vì vậy, theo số lượng và sự sắp xếp của polypeptide, cấu trúc của protein được phân thành bốn nhóm

  • Cấu trúc bậc 1: Chỉ có một chuỗi polypeptide duy nhất tham gia xây dựng cấu trúc này với sự hình thành liên kết peptide.
  • Cấu trúc bậc 2: Nó được hình thành do sự gấp nếp của chuỗi polypeptide bằng cách hình thành liên kết hydro giữa hydro amide và oxy carbonyl của xương sống peptide.
  • Cấu trúc bậc 3: Đó là cấu trúc 3-D của protein trong đó các chuỗi axit amin bên được liên kết với nhau và gấp lại theo nhiều cách. 
  • Cấu trúc bậc 4: Nó được hình thành bằng cách nối hai hoặc nhiều polypeptide lại với nhau.

Đây chỉ là một cách phân loại ngắn gọn để phân biệt các loại peptide, trên thực tế, còn có các cách phân loại khác theo tác dụng sinh lý, chức năng cho từng cơ quan cụ thể.
Các loại Peptide có ích cho làn da của bạn

  • Peptide ức chế dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitter Inhibitor Peptides)

Peptide ức chế dẫn truyền thần kinh ức chế sự co mạch, giảm hình thành nếp nhắn trên da mang lại hiệu ứng căng bóng, mịn màng.

  • Peptide tín hiệu (Signal Peptides)

Loại peptide có tác dụng kích thích hoặc ức chế hoạt động của tế bào, kích thích sản xuất collagen, elastin và các protein cấu trúc khác giúp da trông săn chắc và đầy đặn hơn. 

  • Peptide vận chuyển (Carrier Peptides)

Peptide vận chuyển có vai trò trong việc cung cấp các nguyên tố vi lượng như đồng và magiê cho da. Đồng là một thành phần đặc biệt phổ biến trong những năm gần đây bởi khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, từ đó giúp làn da săn chắc và tăng cường độ đàn hồi. 

  • Peptide ức chế enzyme (Enzyme Inhibitor Peptides)

Đúng như tên gọi, các peptide này ức chế hoạt động của enzyme thoái hóa collagen ngăn ngừa quá trình mất collagen tự nhiên của cơ thể. 

Công dụng của Peptide trên da

Peptide không phải là một dưỡng chất cung cấp trực tiếp cho làn da của bạn nhưng là nguồn cung gián tiếp tạo nên một làn da khỏe khoắn, trẻ trung, nhờ vào các tác dụng sau:
Chống lão hóa làm mờ nếp nhăn là tác dụng quan trọng nhất của Peptide khi kích thích tăng sinh collagen giúp cải thiện nếp nhăn, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa, hiện nay, nhờ vào khả năng thúc đẩy tăng sinh collagen, Peptide còn được ứng dụng kết hợp trong liệu trình điều trị sẹo bằng phương pháp xâm lấn.

  • Hydrat hóa làn da
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
  • Cải thiện sự săn chắc và đàn hồi
  • Làm dịu da
  • Kháng viêm: Theo một nghiên cứu, Palmitoyl tetrapeptide-7 có tác dụng chống viêm trên da của bạn, peptide này làm giảm tiết IL-6, do đó làm giảm viêm sau khi tiếp xúc với tia UVB. Sự pha trộn giữa Palmitoyl Tetrapeptide-7 và Palmitoyl Oligopeptide giúp cải thiện kết cấu khung ngoại bào.

Ứng dụng trong việc điều trị sẹo

Dựa vào tác dụng sinh lý của Peptide đã được đưa vào ứng dụng trong liệu trình điều trị sẹo thông qua các peptide đảm nhiệm vai trò tăng trưởng của biểu bì, nguyên bào sợi,...
Các yếu tố tăng trưởng được ứng dụng trong các liệu pháp điều trị sẹo như 

  • EGF (Yếu tố tăng trưởng biểu bì)

EGF (Yếu tố tăng trưởng biểu bì) là hoạt chất chống lão hóa đầy hứa hẹn khi là một chất gửi tín hiệu kích thích sự phát triển, tăng sinh và biệt hóa tế bào giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa vết thương trên da, khả năng làm lành của EGF được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. 

EGF được tiết ra bởi tiểu cầu, đại thực bào, nguyên bào sợi và tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương và được tìm thấy trong hầu hết các chất dịch cơ thể. EGF đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích biểu mô và biệt hóa nguyên bào sợi, tăng cường tổng hợp collagen, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo da. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng EGF tại chỗ có thể cải thiện sẹo mụn lõm bằng cách tăng cường tổng hợp collagen [1].
Các nghiên cứu gần đây, càng khẳng định khả năng làm lành của EGF khi cho phối hợp với phương pháp Fractional Carbon Dioxide (CO2) laser. Điều trị bằng EGF tại chỗ sau khi điều trị sẹo lõm bằng laser CO2, việc sử dụng EGF tại chỗ là lựa chọn an toàn sau khi thực hiện liệu pháp Fractional Carbon Dioxide (CO2) laser [1].

Hình ảnh lâm sàng của người tham gia thử nghiệm (Nam,29 tuổi). Hình A-B-C được điều trị bằng EGF. Hình D-E-F được điều trị bằng giả dược. Hình A&D: đường cơ sở. Hình B&E: sau 1 tháng điều trị. Hình C&F: sau 3 tháng điều trị [1]

Nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng EGF kích thích sản xuất collagen và cải thiện sự xuất hiện của sẹo mụn, nếp nhăn, nếp nhăn và kết cấu da. Sau khoảng thời gian 12 tuần điều trị EGF tại chỗ hai lần mỗi ngày, các vết sẹo do mụn trứng cá được cải thiện đáng kể. Một số đối tượng cũng đánh giá sự cải thiện về nếp nhăn và kết cấu đồng đều của da sau khi điều trị bằng EGF [1].

Bên cạnh đó, còn có một nghiên cứu lâm sàng thực nghiệm, mù đôi, ngẫu nhiên với mô hình nghiên cứu định lượng, được thực hiện trên một nhóm bệnh nhân bị sẹo mụn đã trải qua hai lần lăn kim, đánh giá khả năng điều trị sẹo mụn của EGF được thực hiện bởi bác sĩ da liễu. Ủy ban đạo đức trong nghiên cứu với con người của Đại học Liên bang Juiz de Fora đã phê duyệt nghiên cứu này [2].

Hình ảnh cho thấy sự giảm sự hiện diện của porphyrin trong nhóm điều trị: lăn kim với sử dụng EGF [2]. 
A = lăn kim siêu nhỏ
B = lăn kim + EGF 

Điểm kết cấu da của bệnh nhân được đánh giá theo thời gian

Ảnh so sánh về tình trạng da của bệnh nhân ở nhóm điều trị 1 và 2 lúc ban đầu và khi kết thúc theo dõi [2]. 
A = lăn kim siêu nhỏ
B = lăn kim + EGF

Các biểu hiện lâm sàng thể hiện rõ rệt thông qua sự thay đổi ở tất cả các bệnh nhân, tình trạng sẹo đều cải thiện ở các mức độ khác nhau khi phối hợp với EGF. EGF đã được chứng minh là một hoạt chất có hoạt tính đầy tiềm năng, hoạt động như một chất bổ trợ trong quá trình điều trị sẹo mụn [2].

  • bFGF (Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản)

bFGF (Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản) là một dòng protein tín hiệu được sản xuất bởi các đại thực bào, tham gia vào các quá trình sinh lý khác nhau nhưng điểm đáng chú ý chính là khả năng điều hòa sự phát triển của tế bào khi nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào dẫn đến một loạt các đột biến về hoạt động phát triển. Các bFGF thường hoạt động như các yếu tố trong hệ tuần hoàn kích hoạt các thụ thể bề mặt tế bào. FGF còn liên kết với Heparin và Heparan sulfat, do đó, các khung ngoại bào của các mô có chứa các proteoglycan heparan sulfat và được giải phóng cục bộ khi có sự tổn thương hoặc tái tạo mô, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương và cải thiện tình trạng sẹo.

Nghiên cứu cho thấy khả năng làm giảm sẹo bằng cách ức chế sự biệt hóa của tế bào gốc biểu bì thành nguyên bào sợi cơ thông qua con đường Notch1/Jagged1 thúc đẩy tốc độ đóng vết thương và làm mờ vết sẹo trên in vivo [3].
Thử nghiệm tiến hành trên mô hình sẹo. Sau khi dán nhãn và phân nhóm ngẫu nhiên, các vết thương được xử lý bằng bFGF, bFGF + DAPT, TGF-β1 và nước muối [3].

Một thử nghiệm ghi nhận trên lâm sàng khi kết hợp phương pháp lột da hóa học TCA và FGF trong liệu trình làm mờ sẹo mụn [4].

Mô phỏng tiến trình chữa lành của làn da khi kết hợp TCA và FGF [4]

Kết quả cho thấy làn da sau khi kết hợp giữa TCA và FGF giúp cải thiện các vấn đề sẹo lõm một cách đáng kể, bề mặt da phẳng hơn, làn da trở nên mịn màng hơn [4]

  • Palmitoyl Tetrapeptide-7, Palmitoyl Tripeptide-1 

Palmitoyl Tetrapeptide-7 là loại peptide được sử dụng nhiều thứ hai trong năm 2011 là Palmitoyl Tetrapeptide-7, được xếp ở vị trí đầu tiên vào năm 2018. Palmitoyl Tetrapeptide-7 là một đoạn của immunoglobulin G. Palmitoyl tetrapeptide-7 làm giảm tiết IL-6 và được đánh giá cao với khả năng làm giảm viêm sau khi tiếp xúc với tia UVB. Đáng chú ý là Palmitoyl Tetrapeptide-7 và Palmitoyl Tripeptide-1 thường được kết hợp sử dụng cùng nhau trong bảng thành phần tăng tác động giảm viêm, làm dịu da. Bên cạnh việc nổi bật với khả năng làm dịu da, Palmitoyl Tetrapeptide-7 được đặc biệt biết đến là một trong các peptide chống lão hóa được sử dụng nhiều nhất vào năm 2011 [5].

Các peptide hàng đầu có trong thành phần của các sản phẩm chống lão hóa được bán trên thị trường vào năm 2011 và 2018.

Bảng khảo sát cho thấy tiềm năng trong ứng dụng điều trị sẹo cũng như chống não hóa của các peptide, đặc biệt là Palmitoyl Tetrapeptide-7, Palmitoyl Tripeptide-1, là bộ đôi kết hợp với nhau giúp phát huy tối đa tác dụng sinh học [5].

  • TGF-beta-1 (Transforming Growth Factor-Beta-1)

TGF-beta-1 (Transforming Growth Factor-Beta-1) là một thành viên polypeptide yếu tố tăng trưởng nhóm beta của các cytokine. Là một loại protein thực hiện nhiều chức năng của tế bào, bao gồm kiểm soát sự phát triển, tăng sinh tế bào, biệt hóa tế bào và quá trình chết theo chương trình. Ở người, TGF-β1 được mã hóa bởi gen TGF-beta-1. Dựa vào tác dụng sinh học của TGF-beta-1 mà người ta ứng dụng vào phương pháp trị liệu trong các lĩnh vực khác nhau. Ngành mỹ phẩm nói riêng, TGF-beta-1 được ứng dụng trong liệu trình điều trị sẹo mụn sau xâm lấn, giúp tăng sinh collagen, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương [6].

Thử nghiệm co bóp tế bào khi sử dụng TGF-beta-1 [6]

TGF-β1 là một cytokine đa chức năng điều chỉnh quá trình tăng sinh tế bào, sản xuất collagen, biệt hóa tế bào trong quá trình chữa lành vết thương. Trong giai đoạn đầu của quá trình lành vết thương, các nguyên bào sợi di chuyển đến vết thương và sản xuất collagen, hỗ trợ thay thế cục máu đông bằng mô hạt mới. TGF-β1 đã được chứng minh là đóng một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất collagen bằng cách điều chỉnh các con đường truyền tín hiệu Smad2/3 [6].

  • IGF-1 (Insulin-like Growth Factor)

IGF-1 (Insulin-like Growth Factor) còn được gọi là somatomedin C, là một loại hormone có cấu trúc phân tử tương tự insulin , đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ và có tác dụng đồng hóa ở người lớn. IGF-1 là một loại protein ở người được mã hóa bởi gen IGF1. IGF-1 được sản xuất chủ yếu bởi gan, được kích thích bởi hormone tăng trưởng (GH). Bản chất là một hormone tăng trưởng nên IGF-1 sẽ đặc biệt được ứng dụng trong việc điều trị sẹo mụn sau xâm lấn, làm đầy các vết sẹo lõm thông qua việc kích thích tăng sinh collagen [7].

Thực hiện so sánh mức độ làm lành của các vết thương khi sử dụng các chế phẩm IGF-1 khác nhau [7]

Phân tích tiến trình thời gian của quá trình chữa lành vết thương Insulin-like Growth Factor (IGF-1), Hydrocolloid IGF-1 và màng sợi tơ chứa IGF-1. Tín hiệu IGF-1 đã cải thiện quá trình biểu mô hóa và hình thành mạch máu của vết thương [7].

Giải pháp hàng đầu từ Hyaestic

Với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, Hyaestic luôn cập nhật những công nghệ tiên tiến, những phát hiện mới nhất về tác dụng tiềm năng của các hoạt chất, sau một thời gian không ngừng cập nhật và cải tiến các công thức sản phẩm Hyaestic cho ra mắt sản phẩm Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream nhằm đáp ứng các đối tượng sau điều trị sẹo mụn tìm kiếm một sản phẩm làm giảm, ngăn ngừa sẹo, làm dịu da, hay các làn da cần các dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa


Hyaestic Scar Recovery & Barrier Strengthen Cream là sản phẩm quy tụ các loại peptide được đánh giá cao về khả năng cải thiện các tình trạng sẹo sau xâm lấn như EGF, FGF, IGF, TGF-beta-,..sản phẩm còn chứa các loại peptide đa tác động như Palmitoyl Tetrapeptide-7, Palmitoyl Tripeptide-1 làm dịu các triệu chứng sau khi xâm lấn đồng thời là peptide ngăn ngừa lão hóa được sử dụng nhiều nhất.

  • EGF (Yếu tố tăng trưởng biểu bì) (sh-Oligopeptide-1):  Điều hòa sự phát triển, tăng sinh và biệt hóa của tế bào. Kích thích sự phát triển của các mô biểu bì, tăng sinh tế bào sừng và tổng hợp collagen và tăng tốc độ làm lành các thương tổn.
  • bFGF (Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản) (sh-Polypeptide-1): Kích thích tổng hợp nguyên bào sợi và collagen. Đồng thời tăng sinh tế bào biểu bì, kích thích elastin, fibronectin và cấu trúc nền. Giúp cải thiện nếp nhăn, phục hồi tổn thương, làm đầy vết sẹo.
  • IGF-1 (Insulin-like Growth Factor) (sh-Oligopeptide-2): Kích thích tế bào phát triểnphục hồi vùng da bị tổn thương về cấu trúc và chức năng, đồng thời kích thích sản sinh ECM (extracellular matrix-cấu trúc nền).
  • TGF-beta-1 (Transforming Growth Factor-Beta-1) (sh-Polypeptide-22): Kích thích tế bào biểu bì phát triển, tăng sinh, biệt hóa tế bào và quá trình chết theo chương trình, từ đó chống lão hóa, bảo vệ tế bào và làm lành vết thương một cách hiệu quả.
  • Palmitoyl Tetrapeptide-7, Palmitoyl Tripeptide-1: bộ đôi này hoạt động đồng bộ để làm dịu da, giảm viêm và giảm nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa mang lại vẻ tươi trẻ cho làn da.

Hiện tại Peptide là một hoạt chất cực ký tiềm năng trong việc chữa lành các tổn thương đặc biệt là làn da sau xâm lấn điều trị sẹo thì Peptide lại là một trợ thủ đắc lực giúp làn da của bạn được làm dịu nhanh chóng, thúc đẩy chữa lành vết thương đồng thời còn là yếu tố ngăn ngừa lão hóa. Hyaestic hy vọng bài viết này sẽ giúp các làn da đang điều trị sẹo nhanh chóng tìm được giải pháp cho bản thân nhé.

← Bài trước Bài sau →